Vai trò, trách nhiệm của Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước trong công tác tiếp công dân

Một phần của tài liệu đề tài nghiên cứu khoa học cấp nhà nước KHIẾU NẠI, TỐ CÁO HÀNH CHÍNH - CƠ SỞ LÝ LUẬN, THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP (Trang 111 - 116)

II. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TIẾP CÔNG DÂN CỦA CÁC CƠ QUAN, TỔ CHỨC

6. Vai trò, trách nhiệm của Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước trong công tác tiếp công dân

Là cơ quan có trách nhiệm quản lý các lĩnh vực của đời sống xã hội nên các cơ quan hành chính nhà nước có những quyết định tác động đến quyền và lợi ích hợp pháp của công dân và khó tránh khỏi khiếu nại, tố cáo. Vì vậy việc tiếp công dân là trách nhiệm, nghĩa vụ rất quan trọng của các cơ quan quản lý nhà nước. Theo quy định thủ trưởng các cơ quan quản lý nhà nước vừa trực tiếp tiếp công dân theo định kỳ và tiếp công dân theo yêu cầu khẩn thiết vừa phải tổ chức công tác tiếp công dân.

Là người đứng đầu cơ quan, Thủ trưởng thực hiện việc tiếp dân để nghe, xử lý và chỉ đạo giải quyết các khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của công dân thuộc lĩnh vực mình quản lý; chỉ đạo kịp thời các cơ quan chức năng thuộc quyền mình quản lý thẩm tra, xác minh, đề xuất, kiến nghị giải quyết khiếu nại, tố cáo theo đúng thời gian quy định.

Việc tiếp công dân theo định kỳ của Thủ trưởng các cơ quan quản lý nhà nước được quy định rất cụ thể, theo đó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện giành thời gian tiếp dân ít nhất 1 ngày trong một tháng. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã tiếp dân ít nhất 2 buổi trong một tuần. Thủ trưởng các Bộ: Nội vụ, Quốc phòng, Xây dựng, Tài chính, Lao động-Thương binh và Xã hội, Giao thông vận tải, Y tế, Giáo dục và Đào tạo, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tổng cục Địa chính tiếp dân ít nhất 1 ngày trong một tháng. Các Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Khiếu nại, tố cáo tiếp tục khẳng định trách nhiệm của các cơ quan này và các cơ quan Thanh tra Nhà nước trong việc tiếp công dân. Đối với Thủ trưởng các bộ, ngành khác căn cứ vào tình hình cụ thể, bố trí thời gian để tiếp công dân phù hợp với đặc điểm của cơ quan, nhưng ít nhất 1 buổi trong một tháng.

Thủ trưởng các cơ quan hành chính nhà nước phải trực tiếp tiếp công dân, không được cử người không có thẩm quyền giải quyết công việc để tiếp công dân thay mình. Trường hợp vì lý do khách quan thì phải cử cấp phó thay mặt mình tiếp công dân. Đối với khiếu nại thuộc thẩm quyền mà vụ việc rõ ràng, cụ thể, có cơ sở để giải quyết thì khi tiếp công dân, Thủ trưởng cơ quan Nhà nước phải trả lời ngay cho công dân biết; nếu vụ việc phức tạp cần nghiên cứu, xem xét thì phải nói rõ thời hạn giải quyết.

Trường hợp khẩn thiết thì thủ trưởng phải trực tiếp tiếp công dân.

- Trong việc tổ chức tiếp công dân: Với tư cách là người đứng đầu cơ quan, thủ trưởng phải tổ chức nơi tiếp công dân, bảo đảm các điều kiện cần thiết, bố trí cán bộ có năng lực, phẩm chất làm công tác tiếp công dân, ban hành nội quy, thông báo ngày giờ tiếp công dân.

Ngoài ra thủ trưởng các cơ quan quản lý có trách nhiệm phối hợp với Thủ trưởng cơ quan Công an trong việc bảo đảm trật tự, an toàn nơi tiếp công dân; kiểm tra đôn đốc các cơ quan cấp dưới trong việc chấp hành các quy định của pháp luật về công tác tiếp công dân, thực hiện các ý kiến chỉ đạo trong việc giải quyết các vụ việc khiếu nại, tố cáo, thi hành các quyết định, kết luận giải quyết của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

7. Vai trò ca các cơ quan thanh tra nhà nước trong công tác tiếp công dân Với tư cách là cơ quan thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, các cơ quan Thanh tra nhà nước được giao những nhiệm vụ quan trọng trong công tác này. Không chỉ tiếp công dân thường xuyên nhận các khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh liên quan đến khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền theo quy định mà còn có nhiệm vụ thường trực, điều hoà phối hợp hoạt động giữa các cơ quan, tổ chức tại Trụ sở tiếp công dân ở Trung ương hoặc địa phương; thanh tra, kiểm tra trách nhiệm của thủ trưởng các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quy định pháp luật về công tác tiếp công dân.

Là thường trực tại Trụ sở tiếp công dân, các cơ quan Thanh tra nhà nước có trách nhiệm bố trí những đơn vị chuyên môn trực tiếp làm nhiệm vụ tiếp công dân, xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo và hỗ trợ các cơ quan thường trực tại Trụ sở trong việc tiếp công dân;

theo dõi, tổng hợp công tác tiếp công dân; phối hợp giữa cán bộ của các cơ quan trong việc tiếp công dân, xử lý các trường hợp khiếu nại, tố cáo đông người, phức tạp, có liên quan đến trách nhiệm của nhiều ngành, nhiều cấp hoặc có dấu hiệu phức tạp, xử lý các trường hợp gây rối, mất trật tự trị an. Trong nhiều trường hợp tham mưu cho cho các cấp uỷ đảng, chính quyền địa phương xử lý những trường hợp khiếu kiện đông người, vượt cấp lên trung ương, có những đề xuất giải pháp để tiếp nhận, xem xét, giải quyết các kiến nghị, phản ánh, khiếu nại, tố cáo của công dân, giúp chính quyền tháo gỡ, xử lý, giải quyết những khó khăn vướng mắc từ cơ sở thông qua đó góp phần ổn định tình hình, củng cố chính quyền giải quyết tốt mối quan hệ giữa chính quyền với nhân dân. Ngoài ra các cơ quan Thanh tra nhà nước nhất là Thanh tra Chính phủ thông qua việc theo dõi, tổng hợp tình hình khiếu nại, tố cáo, tiếp công dân mà nắm bắt được thông tin có những dự báo về tình hình khiếu kiện, nguy cơ tiềm ẩn vấn đề phức tạp ở các địa phương, trong các lĩnh vực để có đề xuất, kiến nghị với cơ quan có trách nhiệm có biện pháp chuẩn bị, phương pháp xử lý hiệu quả, đồng thời có những điều chỉnh, sửa đổi chính sách, quy định chưa phù hợp với thực tiễn là nguyên nhân phát sinh khiếu kiện nhất là các khiếu nại, tố cáo đông người, phức tạp, vượt cấp.

8. Kết qu công tác tiếp công dân trong thi gian qua

Thời gian qua, thực hiện sự chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, các Bộ ngành, địa phương đã có nhiều cố gắng trong công tác tiếp công dân. Nhìn chung, các cấp uỷ đảng, chính quyền địa phương, lãnh đạo Bộ, ngành nhận thức đúng đắn về trách nhiệm và đã quan tâm hơn đến công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, coi đây là một trong những nhiệm vụ chính trị của ngành, địa phương; từng bước khắc phục tình trạng khoán trắng cho một số cơ quan như trước đây; đồng thời đã ban hành Quy chế về tiếp công dân của ngành, địa phương mình. Nhiều nơi (thành phố Hồ Chí Minh, Bắc Ninh...) đã xây dựng Trụ sở tiếp công dân khang trang, thuận tiện, đảm bảo về trang bị, điều kiện làm việc cần thiết; xây dựng nội quy, bố trí cán bộ tiếp dân thường xuyên theo quy định.

Nhiều đồng chí lãnh đạo Bộ ngành, địa phương đã thường xuyên tiếp công dân, trực tiếp chỉ đạo giải quyết những vụ việc đông người, phức tạp, trực tiếp xuống cơ sở, địa bàn nơi phát sinh các vụ việc phức tạp, những nơi triển khai các dự án có khả năng xảy ra thắc mắc, khiếu kiện để trực tiếp đối thoại với dân. Qua đó thấy được những thiếu sót, hạn chế, khuyết điểm của các cơ quan, cán bộ do mình quản lý để chấn chỉnh, uốn nắn, đồng thời giải thích, hướng dẫn cho công dân về chủ trương, chính sách và thực hiện đúng quyền khiếu nại, tố cáo.

Tổng hợp báo cáo của các cấp, các ngành, từ năm 1999 đến nay mỗi năm tiếp hàng chục nghìn lượt người đến cơ quan hành chính nhà nước và các cấp trực tiếp khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh.

Trụ sở tiếp công dân của Trung ương Đảng và Nhà nước đã có nhiều cố gắng, khắc phục khó khăn, tổ chức tốt việc tiếp công dân khiếu nại, tố cáo lên Trung ương, xử lý có kết quả nhiều vụ đông người, bức xúc, gay gắt, phức tạp, nhất là trong thời gian diễn ra các sự kiện chính trị quan trọng, thời gian Trung ương và Quốc hội họp.

Trụ sở tiếp công dân của Trung ương Đảng và Nhà nước ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh từ năm 1999 đến 2005 đã tiếp 116.233 lượt người đến khiếu nại, tố cáo, 2.813 đoàn đông người, cụ thể: năm 2001 tiếp 20.525 lượt người; năm 2002 tiếp 25.734 lượt người, 604 đoàn đông người; năm 2003 tiếp 14.808 lượt người, 431 đoàn đông người;

năm 2004 tiếp 16.211 lượt người, 369 lượt đoàn đông người; năm 2005 tiếp 8.258 lượt người, 388 đoàn đông người.

Các Bộ, ngành, địa phương từ năm 1999 đến 2005 đã tiếp 1.759.429 lượt người, trong đó: năm 1999 tiếp 284.264 lượt người; năm 2000 tiếp 236.827 lượt người; năm

2001 tiếp 282.326 lượt người; năm 2002 tiếp 284.638 lượt người; năm 2003 tiếp 242.087 lượt người; năm 2004 tiếp 292.101 lượt người; năm 2005 tiếp 137.186 lượt người.

Từ năm 2005 đến 2008, Trụ sở tiếp công dân của Trung ương Đảng và Nhà nước, các Bộ, ngành, địa phương đã tiếp 1.271.652 lượt người và 1.675 đoàn đông người, trong đó: năm 2005 tiếp 263.806 lượt người; năm 2006 tiếp 341.928 lượt người; năm 2007 tiếp 333.841 lượt người; năm 2008 tiếp 332.077 lượt người.

Cơ quan hành chính nhà nước các cấp từ năm 2000 đến năm 2007 đã tiếp nhận và xử lý 1.485.733 đơn khiếu nại, tố cáo, trong đó có 813.130 đơn khiếu nại (chiếm 54,7%), 124.862 đơn tố cáo (chiếm 8,4%) và 547.741 đơn kiến nghị phản ánh (chiếm 26,8%) ;

Tình hình khiếu nại, tố cáo về tư pháp vẫn diễn biến phức tạp, từ 1999 đến 2004 số đơn khiếu nại, tố cáo gửi đến Bộ Công an về lĩnh vực tư pháp như việc khởi tố, điều tra, bắt giam, giữ chiếm 44,2% tổng số đơn thư do Bộ Công an nhận được; gửi đến Toà án nhân dân Tối cao và Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao chủ yếu là đề nghị giám đốc thẩm, tái thẩm chiếm 70-75% tổng số đơn các loại do TANDTC và VKSNDTC nhận được; đơn đến Bộ Tư pháp liên quan đến thi hành án chiếm 68%.

Đánh giá chung: Được sự quan tâm chỉ đạo của Ban Bí thư Trung ương, Quốc hội, Chính phủ và sự cố gắng của các cấp, các ngành, công tác tiếp công dân trong thời gian qua đã có chuyển biến tích cực và đạt được kết quả nhất định. Số lượng người được tiếp ngày càng tăng, những vụ việc phức tạp được xử ly kịp thời hơn; có sự phối hợp giữa các cơ quan trong việc tiếp công dân, tạo điều kiện thuận lợi để người dân được trình bày khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh với nhiều cơ quan tại một nơi tập trung, không phải đi đến nhiều cơ quan; bước đầu đổi mới về phương thức tiếp công dân, gắn việc tiếp công dân với giải quyết khiếu nại, tố cáo, từ đó làm cho nhân dân tin tưởng hơn vào các cấp chính quyền.

9. Những hạn chế, bất cập của công tác tiếp công dân

Bên cạnh những kết quả đã đạt được, công tác tiếp công dân hiện nay vẫn còn những tồn tại, hạn chế sau:

- Trước khi Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 858/QĐ-TTg phê duyệt Đề án Đổi mới công tác tiếp công dân, quy định về tiếp công dân trong các văn bản pháp luật còn dàn trải, thiếu thống nhất: Nghị định số 89/CP ngày 07/8/1997 quy định việc tiếp công dân của các cơ quan hành chính Nhà nước các cấp, các ngành, đơn vị lực lượng vũ trang và việc tiếp công dân của Trụ sở tiếp công dân của Trung ương Đảng và Nhà nước tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh (bao gồm các cơ quan như Thanh tra Nhà nước, Văn phòng Chính phủ, Văn phòng Quốc hội, Văn phòng Trung ương Đảng, Uỷ ban Kiểm tra Trung ương). Luật Khiếu nại, tố cáo được ban hành năm 1998 quy định việc tiếp công dân của các cơ quan nhà nước được thực hiện theo Luật này, còn việc tiếp công dân của Trụ sở tiếp công dân của Trung ương Đảng và Nhà nước tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh thực hiện theo Nghị định số 89/CP. Trụ sở tiếp công dân chung ở địa phương thực hiện theo Điều 51 Nghị định số 136/2006/NĐ/CP ngày 14/11/2006: Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh bố trí địa điểm chung để Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Đoàn đại biểu Quốc hối, đại diện tổ chức chính trị tiếp công dân, cử một công chức có chức vụ Phó Văn phòng hoặc cấp tương đương phụ trách.

Bên cạnh đó các cơ quan tư pháp (Toà án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân), các tổ chức chính trị - xã hội (Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Hội Nông dân, Hội Phụ nữ,…) cũng có những quy định riêng về tiếp công dân liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của mình. Ngoài ra, ngày 15/10/2008 Quốc hội ban hành Nghị quyết số 695/NQ-UBTVQH12 sửa đổi Nghị quyết số 370/2003/UBTVQH quy định Ban dân nguyện có nhiệm vụ, quyền hạn tiếp công dân và tổ chức việc tiếp công dân đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị với Quốc hội, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội…Tuy nhiên hiện nay Ban dân nguyện chưa có trụ sở tiếp công dân

riêng.

Trong những văn bản nói trên, việc quy định về tổ chức, nhiệm vụ quyền hạn, hoạt động của Trụ sở, bộ phận, cán bộ làm công tác tiếp dân cũng còn khác nhau, chưa thống nhất, vì vậy gây ra những khó khăn vướng mắc nhất định trong quá trình tổ chức thực hiện.

- Tổ chức bộ máy, cán bộ làm công tác tiếp dân còn nhiều bất cập, cơ quan tiếp công dân thiếu thống nhất cả về tên gọi, mô hình tổ chức, quy chế, cách thức hoạt động: Hiện nay việc tiếp công dân của từng cơ quan được thực hiện theo quy định của Luật khiếu nại, tố cáo do cơ quan đó tổ chức và quản lý. Trụ sở tiếp công dân của Trung ương Đảng và Nhà nước tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh do Thanh tra Chính phủ quản lý. Bên cạnh đó, Trụ sở tiếp công dân chung ở địa phương có nơi do Thanh tra quản lý, có nơi do Văn phòng UBND quản lý. Riêng thành phố Hồ Chí Minh thành lập Văn phòng tiếp công dân thuộc UBND tương đương cấp sở có con dấu riêng, hoạt động độc lập.

Trụ sở ở địa phương phần lớn chỉ làm nhiệm vụ tiếp dân, tiếp nhận chuyển đơn thư khiếu nại, tố cáo nhưng có nơi còn được giao cả nhiệm vụ kiểm tra, đôn đốc các cơ quan, đơn vị giải quyết khiếu nại, tố cáo.

- Chất lượng cán bộ làm công tác tiếp công dân chưa đáp ứng yêu cầu; một số còn yếu kém về năng lực, trình độ chuyên môn, thiếu tinh thần trách nhiệm, thậm chí có nơi bố trí cán bộ không làm được việc về làm công tác tiếp dân, một số ít cán bộ tiếp dân còn có biểu hiện quan liêu, hách dịch, thiếu tinh thần trách nhiệm.

- Công tác tiếp công dân ở một số địa phương, cơ quan Nhà nước chưa thực sự được coi trọng; chưa tạo điều kiện thuận lợi để người dân thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh; việc tiếp công dân còn hình thức, có nơi còn khoán trắng cho cán bộ tiếp dân hoặc cho các cơ quan chức năng; việc đùn đẩy trách nhiệm, tình trạng hướng dẫn công dân khiếu nại, tố cáo không đúng nơi quy định vẫn xảy ra; việc tiếp dân ở cấp xã còn nhiều bất cập về địa điểm, nội quy và lịch tiếp dân; việc đầu tư, bố trí mua sắm trang thiết bị cho Trụ sở tiếp dân chưa được quan tâm đúng mức.

- Lãnh đạo một số địa phương chưa thực sự đề cao trách nhiệm trong việc tiếp dân;

chưa thực hiện nghiêm quy định pháp luật về tiếp công dân hoặc công tiếp dân còn hình thức, chiếu lệ, thậm chí còn né tránh; chưa gắn công tác tiếp dân với việc giải quyết kịp thời khiếu nại, tố cáo ngay từ cơ sở khi mới phát sinh vụ việc. Việc tổ chức thực hiện các quyết định giải quyết, kết luận thanh tra, kiểm tra chưa triệt để, xử lý các sai phạm chưa kịp thời, nghiêm minh; chấp hành ý kiến chỉ đạo của cấp trên chưa nghiêm, kể cả ý kiến của Thủ tướng Chính phủ. Do đó việc khiếu nại, tố cáo ngày càng gay gắt, phức tạp, số người tập trung tại Trụ sở, nơi tiếp công dân ngày càng gia tăng.

- Quyền hạn, nhiệm vụ của Trụ sở tiếp công dân không tương xứng với chức năng, nhiệm vụ được giao. Việc tiếp công dân của các Trụ sở chưa gắn với việc xem xét, giải quyết nhất là việc theo dõi, kiểm tra đôn đốc giải quyết của các cấp các ngành. Tại Trụ sở tiếp công dân của Trung ương chưa gắn việc tiếp dân với thực hiện chức năng quản lý nhà nước, với việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của các Cục theo dõi địa phương của Thanh tra Chính phủ. Vì vậy làm cho hiệu quả công tác tiếp công dân còn hạn chế.

- Cơ chế phối hợp giữa các cơ quan thường trực tại Trụ sở tiếp dân Trung ương, địa phương, giữa Trụ sở với các cơ quan có thẩm quyền giải quyết chưa được rõ ràng. Sự phối hợp giữa Trụ sở tiếp dân của Trung ương với Trụ sở tiếp dân ở địa phương còn nhiều hạn chế. Mối quan hệ phối hợp giữa Trụ sở tiếp dân của cấp tỉnh với Thanh tra tỉnh và các Sở, ban, ngành ở một số nơi còn lỏng lẻo.

Do mỗi cơ quan, tổ chức có nhiệm vụ và quyền hạn riêng, nên thường lúng túng, bị động trong việc phối hợp tiếp dân, xem xét, xử l ý đối với những vụ việc liên quan đến

Một phần của tài liệu đề tài nghiên cứu khoa học cấp nhà nước KHIẾU NẠI, TỐ CÁO HÀNH CHÍNH - CƠ SỞ LÝ LUẬN, THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP (Trang 111 - 116)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(663 trang)