Hộp 5: Kinh nghiệm của Thụy Điển trong việc bảo vệ người tố cáo
V. Bảo đảm và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với hoạt động giải quyết khiếu nại, tố cáo của các cơ quan hành chính nhà nước
Đảng cộng sản Việt Nam, đội tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam, đại biểu trung thành với quyền lợi của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, theo Chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội. Vai trò lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam đã được chứng minh trong lịch sử đấu tranh giành độc lập dân tộc và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta 75 năm qua. Thực tiễn lịch sử đấu tranh cách mạng của dân tộc ta cho thấy sự lãnh đạo của Đảng là nhân tố hàng đầu, quyết định mọi sự thắng lợi cách mạng vẻ vang của dân tộc Việt Nam. "Sự lãnh đạo của Đảng có ảnh hưởng một cách quyết định không những đối với các nhiệm vụ nặng nề trớc mắt mà cả tiền đồ rộng lớn của nước ta trong những năm tới".
Nguyên tắc Đảng lãnh đạo đã trở thành một nguyên tắc cơ bản, quan trọng trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước. Đảng lãnh đạo Nhà nước bằng những phương thức cơ bản sau: Đảng hoạch định, đề ra cương lĩnh, đường lối, chính sách lớn để định hướng cho sự phát triển của cách mạng nước ta trong từng giai đoạn cụ thể. Đường lối do Đảng đề ra được cụ thể hoá trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước hướng tới
mục tiêu: Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, bảo đảm quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân.
Đảng bồi dưỡng, lựa chọn, giới thiệu với Nhà nước những Đảng viên có đủ năng lực và phẩm chất để Nhà nước lựa chọn, bố trí vào các vị trí quan trọng của bộ máy Nhà nước theo quy định của pháp luật. Đảng lãnh đạo bằng sự gương mẫu, nêu cao vào trò tiên phong của Đảng viên trên mỗi cương vị công tác, đồng thời giáo dục, vận động quần chúng nhân dân thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng.
- Đảng kiểm tra mọi hoạt động của bộ máy nhà nước trong việc thực hiện các chủ tr- ơng, đường lối, chính sách do Đảng đề ra. Qua công tác kiểm tra, một mặt Đảng phát hiện những sai lệch, vi phạm của Đảng viên trong bộ máy nhà nước để chấn chỉnh, giáo dục, xử lý, mặt khác Đảng kiểm tra tính đúng đắn của chủ trương, đường lối, chính sách do mình đề ra, từ đó có cơ sở thực tiễn để hoàn thiện.
Qua những phương thức lãnh đạo của Đảng với Nhà nước, chúng ta nhận thấy sự lãnh đạo của Đảng là lãnh đạo về chính trị, tư tưởng, Đảng không làm thay Nhà nước. Sự lãnh đạo về chính trị của Đảng thể hiện ở việc những cương lĩnh, đường lối, chính sách của Đảng được thể chế hoá thành pháp luật của Nhà nước, thông qua hoat động của nhà nước, Đảng đưa đường lối, chủ trương của mình vào cuộc sống và thực hiện sự lãnh đạo đối với toàn xã hội.
Công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo là một trong những nhiệm vụ chính trị quan trọng của các CQHCNN, do đó về nguyên tắc này công tác này cũng phải đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng. Sự lãnh đạo của Đảng, là nhân tố quan trọng để bảo đảm quyền khiếu nại, tố cáo của công dân, xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN và nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước. Như vậy bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác GQKNTC của CQHCNN trở thành một yêu cầu, nguyên tắc, nhưng tại sao trong bối cảnh hiện nay phải tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác này.
Một là: Công tác GQKNTC có mối quan hệ chặt chẽ tới sự ổn định chính trị xã hội.
Thực tiễn cho thấy những bất cập, tồn tại, yếu kém trong quản lý nhà nước và trong công tác GQKNTC là những "tiềm ẩn " gây mất ổn định chính trị xã hội. Bài học thực tiễn xảy ra ở một địa phương cho thấy, khi để xảy ra những "điểm nóng " về khiếu nại, tố cáo dẫn đến hậu quả một số cơ sở Đảng mất vai trò lãnh đạo, quản lý nhà nước không còn hiệu lực, hoạt động của các đoàn thể chính trị xã hội bị tê liệt. Tình trạng trên không những gây hậu quả xấu về nhiều mặt, mà còn làm giảm sút uy tín của Đảng và Nhà nước với nhân dân. Do đó, không thể nói đến sự lãnh đạo của Đảng nếu như không giữ vững được sự ổn định chính trị xã hội, ngược lại sự ổn định chính trị - xã hội là tiền đề rất quan trọng để bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng. Do đó, muốn duy trì được sự lãnh đạo của mình, Đảng không còn cách nào khác là phải tăng cường sự lãnh đạo của mình đối với công tác GQKNTC của hệ thống CQHCNN nói riêng. và bộ máy nhà nước nói chung.
Hai là: Công tác GQKNTC là nhiệm vụ, trách nhiệm của CQHCNN, những suy cho cùng cũng là nhiệm vụ, trách nhiệm của Đảng. Bởi vì cương lĩnh, đường lối, chính sách của Đảng được Nhà nước thể chế hoá thành pháp luật và triển khai thực hiện trong đời sống - xã hội. Hoạt động quản lý nhà nước (thông qua hoạt động công vụ của những người có thẩm quyền - đối tượng của quyền khiếu nại, tố cáo) chính là hiện thân của sự lãnh đạo của Đảng trong đời sống xã hội. Vì vậy Đảng cũng phải có trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo công tác GQKNTC của Nhà nước. Hơn nữa, qua sự lãnh đạo, chỉ đạo đối với công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo của Nhà nước, Đảng kiểm tra sự đúng đắn, phù hợp của c- ương lĩnh, đường lối chính sách do mình đề ra, từ đó là cơ sở thực tiễn để Đảng hoàn thiện sự lãnh đạo của mình đối với Nhà nước và xã hội. Cả về lý luận và thực tiễn cho thấy: tình hình khiếu nại, tố cáo là một “kênh” thông tin xác thực, đúng đắn để Đảng và Nhà nước hoàn thiện sự lãnh đạo và quản lý của mình.
Ba là: Giải quyết khiếu nại, tố cáo thực chất là giải quyết mối quan hệ giữa Đảng, Nhà nước và nhân dân. Đảng Cộng sản Việt Nam - Người đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc. Ngoài lợi ích trên Đảng không còn mục đích nào khác. Nhà nước Cộng hoà XHCN Việt Nam - Nhà nước của dân, do dân, vì dân, Nhân dân mới thực sự là người chủ của quyền lực nhà nước. Do đó, mối quan hệ giữa Đảng, Nhà nước và nhân dân là mối quan hệ máu thịt, là nguồn gốc, sức mạnh bảo đảm sự tồn vong và phát triển của chế độ. Khiếu nại, tố cáo là quyền của nhân dân những cũng là phương tiện để nhân dân bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp khi bị xâm phạm, là hình thức trực tiếp để nhân dân tham gia quản lý nhà nước. Do đó, công tác GQKNTC của Nhà nước cũng là hiện thân của sự lãnh đạo của Đảng trong đời sống nhà nước và đời sống xã hội, là hình thức thể hiện sinh động nhất mối quan hệ máu thịt giữa Đảng, Nhà nước và nhân dân.
Bốn là: Tình hình trong nước và quốc tế hiện nay đang có nhiều thuận lợi, những cũng có không ít những khó khăn, thách thức đối với sự nghiệp đổi mới của Việt Nam chúng ta. Tình hình khiếu nại, tố cáo mặc dù đã có những chuyển biến tích cực, những còn tiềm ẩn những nhân tố phức tạp, khó lường. Công tác GQKNTC đã đạt những bước tiến quan trọng, những chưa vững chắc, còn nhiều tồn tại, bất cập, pháp chế XHCN còn bị vi phạm. Do đó, trong bối cảnh hiện nay phải tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác GQKNTC của CQHCNN. Để tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối công tác GQKNTC của CQHCNN các cấp uỷ Đảng phải quán triệt và thực hiện nghiêm túc, đầy đủ Chỉ thị số 09/CT-TƯ ngày 6/3/2002 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về một số vấn đề cấp bách cần thực hiện trong việc GQKNTC hiện nay với yêu cầu trọng tâm "Thường vụ cấp uỷ trước hết là đồng chí Bí thư phải trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo". Đảng trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo công tác GQKNTC không có nghĩa là làm thay Nhà nước, mà Đảng chỉ lãnh đạo về chính trị để Nhà nước làm tốt, có hiệu quả công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo. Sự lãnh đạo của Đảng phải đạt yêu cầu: Mọi hoạt động giải quyết khiếu nại, tố cáo phải đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhưng phải đề cao vai trò và trách nhiệm của CQHCNN trong giải quyết khiếu nại, tố cáo theo đúng quy định của pháp luật.
Để thực hiện được yêu cầu trên, cần thực hiện những biện pháp sau:
Thứ nhất: Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác xây dựng, hoàn thiện pháp luật khiếu nại, tố cáo, đổi mới mạnh mẽ cơ chế giải quyết khiếu nại, hành chính, xúc tiến thành lập cơ quan tài phán hành chính, tạo hành lang pháp lý đồng bộ, phù hợp cho hoạt động giải quyết khiếu nại, tố cáo của CQHCNN và các cơ quan khác để nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước.
Thứ hai: Các cấp uỷ Đảng phải xác định công tác GQKNTC là một nhiệm vụ chính trị quan trọng vừa cấp bách, vừa lâu dài, căn cứ vào tình khiếu nại, tố cáo trong từng thời điểm thì phải coi đây là nhiệm vụ chính trị trọng tâm để tập trung thực hiện. Sự lãnh đạo của Đảng một mặt phải bảo đảm đúng với phương thức lãnh đạo của Đảng là không bao biện, làm thay Nhà nước, nhưng phải cụ thể, sát thực tế để đạt được hiệu quả đề ra. Nội dung lãnh đạo, chỉ đạo GQKNTC phải được ghi vào chương trình hoạt động và nghị quyết của mỗi cấp uỷ Đảng.
Thứ ba: Cấp uỷ Đảng phải nắm chắc tình hình khiếu nại, tố cáo xảy ra trên địa bàn để chỉ đạo CQHCNN giải quyết theo đúng quy định của pháp luật. Trong quá trình chỉ đạo ngoài việc giải quyết nội dung khiếu nại, tố cáo, cần phải chỉ đạo các CQHCNN làm rõ nguyên nhân phát sinh khiếu nại, tố cáo, phát hiện những sơ hở, yếu kém trong quản lý nhà nước để có biện pháp khắc phục, chấn chỉnh kịp thời. Phải phấn đấu đạt mục tiêu hầu hết các khiếu nại, tố cáo đều được giải quyết dứt điểm ngay từ nơi phát sinh vụ việc. Đối với những vụ việc khiếu nại, tố cáo đông người, phức tạp, kéo dài, nhất là khi đã phát sinh
thành "điểm nóng" thì cấp uỷ Đảng phải "vào cuộc" để trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo, huy động sức mạnh cả hệ thống chính trị để tập trung giải quyết. Biện pháp quan trọng để giải quyết loại vụ việc này là cán bộ lãnh đạo cấp uỷ, trước hết là Bí thư cấp uỷ cùng lãnh đạo chính quyền phải trực tiếp gặp gỡ, đối thoại với người khiếu nại, tố cáo công khai, dân chủ để tìm ra biện pháp giải quyết hợp lý, hợp tình, khả thi, phù hợp với thực tiễn quản lý nhà nước ở địa phương.
Thứ tư. Tăng cường kiểm tra sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp uỷ Đảng trong công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo, “coi kết quả của công tác GQKNTC thuộc thẩm quyền là một tiêu chuẩn quan trọng để đánh giá hoạt động của mỗi cấp uỷ đơn vị mỗi cán bộ Đảng viên”