Một số giải pháp để nâng cao vai trò của Thanh tra Chính phủ trong công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo

Một phần của tài liệu đề tài nghiên cứu khoa học cấp nhà nước KHIẾU NẠI, TỐ CÁO HÀNH CHÍNH - CƠ SỞ LÝ LUẬN, THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP (Trang 246 - 253)

Để nâng cao vai trò của Thanh tra Chính phủ trong công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân, góp phần thúc đẩy trách nhiệm giải quyết khiếu nại, tố cáo trong thời gian tới, cần quan tâm thực hiện một số giải pháp sau:

- Các giải pháp về hoàn thiện pháp luật về khiếu nại, tố cáo.

Để đảm bảo quyền khiếu nại, tố cáo của công dân, trong những năm vừa qua, Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương, giải pháp nhằm từng bước hoàn thiện cơ chế, chính sách, pháp luật về giải quyết khiếu nại, tố cáo. Luật khiếu nại, tố cáo tạo thêm thuận lợi cho người dân trong việc thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo giúp cho họ có sự lựa chọn mới về việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, cũng như góp phần nâng cao tính khách quan, dân chủ trong giải quyết khiếu nại, tố cáo. Các văn bản pháp luật ra đời đã tạo hành lang pháp lý để người dân thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo đến các cơ quan nhà nước có căn cứ giải quyết khiếu nại. Tuy nhiên, chưa có đủ cơ chế để Thanh tra Chính phủ tốt vai trò mình trong việc tham mưu, hướng dẫn, chỉ đạo và tổ chức thực hiện công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo.

Hiện nay, chủ trương của Đảng và Nhà nước ta là cần phải quan tâm xây dựng Nhà nước pháp quyền và hoàn thiện hệ thống pháp luật. Việc hoàn thiện pháp luật về giải quyết khiếu nại, tố cáo cần phải được đặt trong yêu cầu của việc xây dựng Nhà nước pháp quyền và hoàn thiện hệ thống pháp luật.

Tại Nghị quyết của Đảng và Hiến pháp đã khẳng định mục tiêu của Việt Nam chúng ta là xây dựng Nhà nước pháp quyền Xã hội chủ nghĩa Việt Nam của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Với yêu cầu của việc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, chúng ta đang tiến tới xây dựng Nhà nước trong đó mọi quan hệ xã hội được điều chỉnh bằng pháp luật, đặc biệt là mối quan hệ giữa Nhà nước và công dân. Mọi tổ chức, cá nhân đều phải tôn trọng và làm theo pháp luật. Các cơ quan nhà nước phải hoạt động trong khuôn khổ của pháp luật. Pháp luật là thước đo trong quá trình xem xét, giải quyết các khiếu nại, tố cáo của công dân, là cơ sở để đánh giá các hành vi của các chủ thể tham gia quan hệ pháp luật, là căn cứ để kết luận đúng sai trong giải quyết khiếu nại, tố cáo và kiến nghị các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xem xét, xử lý các hành vi vi phạm và bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm hại. Việc hoàn thiện pháp luật về khiếu nại, tố cáo là một trong những yêu cầu, đòi hỏi khách quan của việc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, của dân, do dân và vì dân.

Việc hoàn thiện pháp luật về khiếu nại, tố cáo phải dựa trên tiêu chí và yêu cầu cơ bản của hoàn thiện hệ thống pháp luật đó là bảo đảm được tính thống nhất, đồng bộ, toàn diện. Để đảm bảo yêu cầu này thì cần phải rà soát, phát hiện các quy định chồng chéo hoặc mâu thuẫn trong các văn bản pháp luật, đồng thời tổng kết, đánh giá việc thực hiện pháp luật về khiếu nại, tố cáo để từ đó có được giải pháp tổng thể cho việc hoàn thiện pháp luật về khiếu nại, tố cáo. Quá trình hoàn thiện pháp luật về khiếu nại, tố cáo cần bảo đảm tính phù hợp của pháp luật so với yêu cầu thực tiễn. Tính phù hợp ở đây được hiểu là quy định pháp luật khiếu nại, tố cáo được ban hành, sửa đổi, bổ sung phải phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội; phù hợp với quan điểm, đường lối của Đảng và Nhà nước và phát huy được tính dân chủ, chính xác, kịp thời, công minh trong giải quyết khiếu nại, tố cáo.

Trong nhiều lần tổng kết, sơ kết đánh giá, Thanh tra Chính phủ đã thấy pháp luật về khiếu nại, tố cáo hiện hành còn có nhiều bất cập. Vai trò của Thanh tra Chính phủ trong công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo chưa được rõ ràng cụ thể và có nhiều điểm chưa phù hợp với thực tế; bên cạnh đó, các quy định liên quan đến cơ chế giải quyết khiếu nại, tố cáo hiện nay còn phức tạp cả về thẩm quyền giải quyết, cũng như trình tự, thủ tục giải quyết; về thời hiệu, thời hạn đều không phù hợp với tình hình thực tiễn; một số quy định của Luật khiếu nại, tố cáo còn mâu thuẫn, chồng chéo với pháp luật chuyên ngành; một số quy định còn thiếu văn bản hướng dẫn; nhiều quy định không phù hợp với thực tế, gây khó khăn cho việc tổ chức thực hiện, điều này làm choi hiệu lực hiệu quả của pháp luật về khiếu nại, tố cáo bị suy giảm và gây khó khăn cho quá trình giải quyết khiếu nại, tố cáo.

Xuất phát từ yêu cầu đó, trong thời gian tới Thanh tra Chính phủ phải tập trung cao độ và khẩn trương hoàn thiện Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo để trình Quốc hội thông qua.

Quá trình xây dựng và hoàn thiện các văn bản Luật cần phải quan tâm đến sửa đổi, bổ sung các quy định về chức năng, nhiệm vụ của Tổng Thanh tra và vai trò của Thanh tra Chính phủ đối với hoạt động giải quyết khiếu nại, tố cáo; đổi mới cơ chế giải quyết khiếu nại, tố cáo, kể cả thẩm quyền và trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại, tố cáo; các biện pháp chế tài, xử lý đối với các trường hợp vi phạm pháp luật về khiếu nại, tố cáo và thiếu trách nhiệm trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân; các biện pháp bảo đảm thực hiện quyết định giải quyết khiếu nại và quyết định xử lý tố cáo của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền… Đi liền với xây dựng Luật là phải xây dựng trình cơ quan ban hành các Nghị định hướng dẫn thi hành Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo; Thanh tra Chính phủ ban hành đầy đủ các quy trình nghiệp vụ về công tác tiếp dân, xử lý đơn thư, giải quyết khiếu nại, tố cáo, thanh tra trách nhiệm về thực hiện pháp luật về khiếu nại, tố cáo.

- Đổi mới công tác tiếp công dân, trong đó phải tổ chức thực hiện việc tiếp công dân theo mô hình tập trung thống nhất có gắn đến tính thực tế của các quan hệ khiếu nại, tố cáo phát sinh nhiều hay ít, phức tạp hay không. Tuỳ theo từng địa bàn và lĩnh vực để bố trí việc tiếp công dân cho phù hợp, không nên quy định và thực hiện một cách máy móc, rập khuôn tạo nên sự lãng phí nguồn lực và phân tán nguồn lực (do dàn trải và thiếu tập trung). Điều này thể hiện ở chỗ là đối với các địa phương, bộ, ngành, lĩnh vực có phát sinh nhiều khiếu nại, tố cáo thì nhất thiết phải có sự tổ chức thực hiện công tác tiếp dân với quy mô lớn hơn và quy trình chặt chẽ hơn. Cần phải đào tạo cán bộ lãnh đạo, quản lý năng lực, trình độ, kỹ năng tiếp công dân và những kiến thức cơ bản về thẩm quyền trách nhiệm, phương pháp, cách thức trong tiếp dân, xem đây là một nhiệm vụ thường xuyên trong hoạt động lãnh đạo, quản lý.

Cán bộ được phân công làm công tác tiếp dân chuyên trách phải được đào tạo những kiến thức và kỹ năng trong công tác tiếp dân và xử lý các tình huống phức tạp phát sinh trong quá trình tiếp dân, chú trọng tiếp nhận và bố trí cán bộ có đủ trình độ, năng lực, kinh nghiệm, tâm huyết để tổ chức thực hiện tốt công tác tiếp dân. Cán bộ tiếp dân phải kịp

thời nắm bắt tâm tư nguyện vọng của công dân và xem xét, giải thích, hướng dẫn công dân khiếu nại, tố cáo đúng theo pháp luật, thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ của mình.

Cán bộ tiếp công dân tăng cường trao đổi, phối hợp với các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan nắm chắc tình hình khiếu nại, tố cáo và xử lý các trường hợp phát sinh trong khiếu nại, tố cáo.

Đối với Thanh tra Chính phủ, trước hết cần phải tổ chức thực hiện tốt việc tiếp dân tại 02 trụ sở tiếp công dân của Trung ương Đảng và Nhà nước tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh. Sau khi tiếp công dân thì có sự phân loại để xử lý ngay, hoặc là chuyển cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt hoặc là hướng dẫn công dân đến các cơ quan có thẩm quyền để khiếu nại, tố cáo. Những vụ việc không thuộc thẩm quyền nhưng công dân nhiều lần đến khiếu nại, tố cáo thì cũng phải tìm hiểu nội dung và xác định thẩm quyền giải quyết để có văn bản đôn đốc giải quyết hoặc hướng dẫn công dân đến khiếu nại, tố cáo ở cơ quan cũ.

- Đổi mới công tác xử lý đơn thư, trong đó, Thanh tra Chính phủ phải là cơ quan giữ vai trò trung tâm điều phối và hướng dẫn, theo dõi việc giải quyết khiếu nại ở tất cả các cơ quan hành chính Nhà nước. Việc xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo bên cạnh tuân thủ các quy định của pháp luật về chuyển đơn và hướng dẫn gửi đơn đến cơ quan Nhà nước có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo như hiện nay thì Thanh tra Chính phủ cần phải tổ chức theo dõi việc giải quyết các vụ việc khiếu nại, tố cáo mà Thanh tra Chính phủ đã chuyển đơn hoặc hướng dẫn công dân đến cơ quan Nhà nước có thẩm quyền giải quyết.

Bên cạnh đó, trong một số trường hợp như công dân khiếu nại nhiều lần, mặc dù theo quy định là hướng dẫn công dân gửi đơn nhưng Thanh tra Chính phủ thay vì hướng dẫn vẫn có thể có văn bản chuyển đơn và đôn đốc, thậm chí là chỉ đạo các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xem xét, giải quyết. Trong những trường hợp đặc biệt như vụ việc có tính chất phức tạp và có nhiều công dân cùng gửi đơn với thái độ bức xúc, gay gắt, nhiều lần mà chưa được xem xét, giải quyết dứt điểm thì Thanh tra Chính phủ ẫn có thể báo cáo Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các Bộ, ngành, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xem xét, giải quyết hoặc Thanh tra Chính phủ tự mình tổ chức các tổ công tác đi kiểm tra, xác minh và báo cáo Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo giải quyết.

- Nâng cao trách nhiệm và hiệu quả trong công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân. Hiện nay, hiệu lực, hiệu quả giải quyết khiếu nại, tố cáo đang là một trong những vấn đề cần phải được quan tâm hơn nữa. Trên thực tế việc chấp hành kỷ cương, kỷ luật trong công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo và việc thực thi pháp luật về khiếu nại, tố cáo còn yếu kém. Một số cấp chính quyền chưa làm đúng thẩm quyền do pháp luật quy định, thiếu trách nhiệm với dân, giải quyết vấn đề không đến nơi, đến chốn; khi phát sinh khiếu nại, một số nơi chưa thấy hết trách nhiệm của mình, còn đổ lỗi khách quan, vin vào bất cập của pháp luật để đùn đẩy trách nhiệm; chưa tập trung chỉ đạo tiếp nhận, giải quyết kịp thời khiếu nại, tố cáo của dân ngay từ cơ sở; chưa quan tâm đến việc đối thoại với dân, còn có hiện tượng né tránh, đổ lỗi cho các cơ quan khác, trong một số trường hợp việc giải quyết thiếu khách quan, dân chủ, công bằng; việc xử lý vi phạm pháp luật không nghiêm nên làm cho công dân đến khiếu nại, tố cáo bất bình, bức xúc, dẫn đến khiếu nại, tố cáo vượt cấp. Nhiều vụ việc khiếu nại, tố cáo được giải quyết rất chậm, quá trình giải quyết còn nhiều sơ hở, chưa đúng chính sách pháp luật, qua kết quả thanh tra của Thanh tra Chính phủ thì có nhiều quyết định giải quyết của Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương giải quyết chưa hợp lý, hợp tình. Một số vụ việc đã được giải quyết nhưng việc tổ chức thực hiện, xử lý các sai phạm để kéo dài, không dứt điểm, nhiều trường hợp cán bộ vi phạm xử lý không nghiêm. Sự phối hợp giữa các cấp, các ngành, địa phương trong quá trình giải quyết khiếu nại còn chưa chặt chẽ, có những vụ việc phức tạp, ý kiến giải quyết giữa các cơ quan liên quan còn khác nhau nhưng không trao đổi, bàn bạc

thấu đáo dẫn đến việc giải quyết không dứt điểm. Công tác kiểm tra, đôn đốc của cấp trên với cấp dưới chưa thường xuyên nên nhiều quyết định giải quyết đã ban hành không được thực hiện triệt để. Kỷ cương, kỷ luật hành chính trong giải quyết khiếu nại, tố cáo ở một số nơi còn chưa nghiêm, có không ít trường hợp cấp trên đã có ý kiến kết luận, quyết định và chỉ đạo giải quyết, nhưng cấp dưới không thực hiện hoặc chậm trễ trong việc thực hiện.

- Đơn giản hoá thủ tục khiếu nại, mở rộng các hình thức khiếu nại, tố cáo để tạo điều kiện thuận lợi cho công dân trong việc thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo:

Hiện nay, pháp luật quy định việc khiếu nại, tố cáo thông qua các hình thức là khiếu nại, tố cáo bằng đơn thư (chính danh), khiếu nại, tố cáo trực tiếp (chính danh) và khiếu nại thông qua người đại diện. Có thể thấy đây là các hình thức cơ bản và được áp dụng trong nhiều năm nay, nó xuất phát từ thực tiễn của công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo và điều kiện vật chất kỹ thuật của nhưng năm về trước. Trong thời đại ngày nay, trình độ công nghệ thông tin được cải thiện và có nhiều người sử dụng hệ thống mạng thông tin điện tử, các địa chỉ điện tử có thể được bảo mật và mỗi tổ chức, cá nhân có thể thiết lập được ít nhất một địa chỉ để giao dịch với các cơ quan Nhà nước để thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo. Khi việc sử dụng công nghệ thông tin mạng đã trở thành phổ biến thì để tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo, có thể cho phép người khiếu nại trình bày nội dung khiếu nại của mình hoặc tố cáo, phản ánh những hành vi phạm pháp luật với các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thông qua hệ thống mạng điện tử. Đây là một vấn đề cần phải sớm đưa vào áp dụng, và nên nghiên cứu để đưa vào quy định của pháp luật. Trong trường hợp này, các cơ quan Nhà nước được phép xem xét, tiến hành thụ lý, kiểm tra, xác minh và có quyết định giải quyết, có trả lời khiếu nại của công dân qua mạng thông tin điện tử. Tuy nhiên đây là vấn đề khá phức tạp bởi cơ quan quản lý hành chính Nhà nước có nhiều trường hợp không thể biết hết hoặc biết được nhân thân và chủ thể của người khiếu nại, tố cáo những chứng cứ do người khiếu nại cung cấp qua hệ thống thông tin điện tử có thể độ chính xác không lớn và khó nhất là truy cứu trách nhiệm và gắn trách nhiệm của người khiếu nại, tố cáo, cho nên quá trình đổi mới thực hiện cơ chế này cũng cần phải có sự nghiên cứu và cân nhắc kỹ càng. Nhưng về tương lai lâu dài thì việc áp dụng cơ chế này sẽ là hiện thực và nó trở nên tiện lợi cho công dân và trong nhiều trường hợp còn tiện lợi cho các cơ quan chức năng trong giải quyết khiếu nại, tố cáo và thông báo giải quyết khiếu nại, tố cáo. Việc áp dụng cơ chế này, theo tác giả là một sự cải cách mạnh mẽ trong giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân.

- Quy định bắt buộc đối thoại trong quá trình giải quyết khiếu nại thông qua việc xác định rõ những người tham gia đối thoại (người khiếu nại, người bị khiếu nại, luật sư, người đại diện...); trình tự, thủ tục đối thoại. Vấn đề đối thoại với người khiếu nại đã được pháp luật quy định nhưng chỉ bắt buộc trong trường hợp giải quyết khiếu nại lần đầu. Có thể nói việc quy định bắt buộc về đối thoại với người khiếu nại là một bước quan trọng nhằm bảo đảm việc giải quyết được công khai, minh bạch và dân chủ hơn. Tuy nhiên, pháp luật hiện hành vẫn còn có nhiều hạn chế, bởi lẽ, có những trường hợp đơn giản thì không nhất thiết phải tổ chức đối thoại. Trong khí đó, bản thân trước khi giải quyết khiếu nại, người có thẩm quyền là thủ trưởng cơ quan quản lý Nhà nước đã giao nhiệm vụ cho một cơ quan có đủ năng lực, trình độ để thẩm tra, xác minh và báo cáo đề xuất biện pháp giải quyết như cơ quan thanh tra, đoàn thanh tra, tổ công tác,.. do đó, có thể quy định người ra quyết định giải quyết khiếu nại uỷ quyền cho người được giao nhiệm vụ thẩm tra, xác minh tiến hành đối thoại với người khiếu nại trong quá trình giải quyết khiếu nại hành chính. Bên cạnh đó, trong nhiều vụ việc khiếu nại, không chỉ đơn thuần là sự tham gia của phía các cơ quan Nhà nước với người khiếu nại mà còn có những kgười khác có liên quan như sự tham gia của luật sự, của người đại diện,.. do vậy quy định về đối thoại trong giải quyết khiếu nại hành chính cần phải quy định rõ việc mời những người có liên

Một phần của tài liệu đề tài nghiên cứu khoa học cấp nhà nước KHIẾU NẠI, TỐ CÁO HÀNH CHÍNH - CƠ SỞ LÝ LUẬN, THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP (Trang 246 - 253)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(663 trang)