IV. NHỮNG KIÊN NGHỊ VÀ ĐỀ XUẤT
1/ Quan điểm kiên quyết trong chỉ đạo giải quyết khiếu nại, tố cáo của Thành
Trong quá trình thực hiện Luật Khiếu nại, tố cáo trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Thành ủy, các cấp ủy Đảng, các cơ quan hành chính Nhà nước đã có nhiều cố gắng và đạt được những kết quả quan trọng trong công tác tiếp công dân, giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo; góp phần nâng cao năng lực, hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước của các cấp chính quyền.
Cụ thể: để cụ thể hóa Luật Khiếu nại, tố cáo và Luật Khiếu nại, tố cáo sửa đổi, bổ sung năm 2004 và năm 2005 và căn cứ tình hình thực tế của địa phương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố ban hành Chỉ thị số 20/2006/CT-UBND ngày 05 tháng 6 năm 2006 về chấn chỉnh và tăng cường trách nhiệm của Thủ trưởng cơ quan hành chính Nhà nước trong công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo trên địa bàn thành phố (viết tắt là Chỉ thị 20/2006/CT-UBND), thay thế Chỉ thị 26/2001/CT-UB ngày 20 tháng 9 năm 2001 và Quyết định số 132/2006/QĐ-UBND ngày 05 tháng 9 năm 2006 về ban hành Quy định tiếp công dân, xử lý đơn, giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh (viết tắt là Quyết định 132/2006/QĐ-UBND), thay thế Quyết định số 84/2001/QĐ-UB ngày 21 tháng 9 năm 2001.
Hai văn bản quan trọng nêu trên cùng với các quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo của nhà nước đã tạo thành một hệ thống giải pháp đồng bộ, áp dụng thống nhất trong các cấp, các ngành tại thành phố HCM, từng bước khắc phục những thiếu sót, khuyết điểm trong tổ chức thực hiện, giúp cho việc thi hành Luật khiếu nại, tố cáo ngày càng chuyển biến tích cực và hiệu quả hơn.
Xác định rõ nguyên nhân cơ bản làm phát sinh khiếu kiện đều liên quan đến các dự án có thu hồi đất, ngày 08 tháng 8 năm 1998, Ban Thường vụ Thành ủy thành phố Hồ Chí Minh đã ban hành Nghị quyết số 18/NQ-TU về công tác quy hoạch, đền bù khi Nhà nước thu hồi đất và tái bố trí dân cư trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh để lãnh đạo và chỉ đạo công tác quy hoạch, bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất và tái bố trí dân cư trên địa bàn thành phố. Nguyên tắc cơ bản của công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đã được Nghị quyết chỉ rõ: “Việc thu hồi đất để thực hiện các dự án đầu tư là một việc làm cần thiết nhằm bảo đảm tăng trưởng và phát triển kinh tế - xã hội, nhưng phải chú ý giải quyết tốt các vấn đề xã hội và cuộc sống của nhân dân. Do đó, chính sách đền bù phải đảm bảo tái tạo lại được nơi ở mới, cuộc sống mới bằng hoặc tốt hơn nơi ở cũ cho những người có nhà ở hợp pháp, hợp lệ, đang sinh sống ổn định. Chính sách phải đảm bảo được lợi ích hài hòa giữa người dân bị thu hồi đất, nhà đầu tư và Nhà nước, trong đó cần xem xét cân nhắc và điều chỉnh hợp lý phần nhà đầu tư phải đóng tiền sử dụng đất, thuế chuyển quyền sử dụng đất quá lớn, trong khi họ đã bỏ vốn ra đền bù đất đai của nhân dân”. Đây là chủ trương đúng đắn, tư tưởng chỉ đạo xuyên suốt nói trên đến nay vẫn còn nguyên giá trị.
Ủy ban nhân dân thành phố ban hành Quyết định số 63/2007/QĐ-UB ngày 20 tháng 4 năm 2007 về biểu mẫu nghiệp vụ tiếp công dân, xử lý đơn thư, giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo trên địa bàn thành phố. (Hệ thống biểu mẫu này, theo tôi, phù hợp và khoa học hơn hệ thống biểu mẫu của Thanh tra Chính phủ ban hành kèm theo Quyết định số 1131/2008/QĐ-TTCP ngày 18/6/2008 của Tổng Thanh tra về việc ban hành mẫu văn bản trong hoạt động thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo).
Sau khi Chỉ thị 20/2006/CT-UBND và Quyết định 132/2006/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân thành phố có hiệu lực thi hành, Thủ trưởng cơ quan hành chính Nhà nước các cấp, các ngành trên địa bàn thành phố đã tổ chức Hội nghị quán triệt đến từng cán bộ chủ chốt, cụ thể hoá Quy định tiếp công dân, xử lý đơn, giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo phù hợp với đặc điểm tình hình và chức năng nhiệm vụ của từng đơn vị, đi đôi với
việc xây dựng và triển khai các chương trình, kế hoạch với nhiều nội dung như: đào tạo nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo; triển khai thực hiện Đề án tăng cường phổ biến, giáo dục pháp luật về khiếu nại, tố cáo cho nhân dân và cán bộ ở xã, phường, thị trấn thuộc địa bàn thành phố đến năm 2010 theo Quyết định 4860/QĐ-UBND ngày 24 tháng 10 năm 2007 của Ủy ban nhân dân thành phố (viết tắt là Đề án 3). Thanh tra thành phố và Văn phòng Tiếp công dân thành phố tăng cường hướng dẫn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ trực tiếp làm công tác tiếp công dân và tham mưu giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về kỹ năng thực hiện các loại biểu mẫu nghiệp vụ tiếp công dân, xử lý đơn, giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh (ban hành kèm theo Quyết định số 63/2007/QĐ-UBND ngày 20 tháng 4 năm 2007 của Ủy ban nhân dân thành phố); một số sở-ngành, quận-huyện đã xây dựng nội qui tiếp công dân, quy trình tiếp công dân và giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo, có một số quận đăng ký thực hiện theo tiêu chuẩn ISO 9001-2000 về công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo.
Đặc biệt, để thực hiện Đề án 3, trong năm 2008, Thanh tra thành phố đã tổ chức 12 hội nghị tuyên truyền, 15 cuộc tập huấn với gần 5.000 lượt người tham gia. Các hình thức khác như phát hành tờ rơi, cẩm nang hỏi đáp về pháp luật cũng được triển khai mạnh đến tận cán bộ cơ sở và người dân.
2/ Giải quyết khiếu nại, tố cáo tại thành phố Hồ Chí Minh.
Tình hình và kết quả giải quyết khiếu nại, tố cáo trong 5 năm qua thể hiện tại biểu số 3 dưới đây (xin lưu ý rằng, trong số liệu trên có bao gồm cả tranh chấp đất đai - không phải là khiếu nại, nhưng do không tách ra được nên người viết buộc phải nêu thống kê chung):
Biểu số 3
Giải quyết theo thẩm quyền các cấp Ghi chú Năm
thống kê Số vụ thuộc thẩm quyền
Số vụ việc TTr đã tham mưu GQ
Đạt tỷ lệ % (cột 7/6)
2005 8.340 7.357 88,2
2006 7.021 6.023 85,8
2007 1.036 911 87,93
2008 3.675 3.290 89,52
6/2009 2.862 1.823 63,69 Tính đến 15/6/09
(Số liệu trên là số vụ việc do ngành Thanh tra thành phố thụ lý, tham mưu). Nguồn:
Báo cáo hàng năm của Thanh tra Thành phố HCM.
Từ các biểu thống kê tổng hợp nêu trên và qua thực tế tình hình khiếu nại, tố cáo và kết quả giải quyết khiếu nại, tố cáo trong 5 năm qua tại thành phố Hồ Chí Minh có thể rút ra một số vấn đề sau đây (có phân tích và minh họa thêm):
2.1/ Tình hình khiếu nại, tố cáo tuy có dấu hiệu giảm dần về số lượng nhưng tính bức xúc tăng lên. Trong đó, đáng chú ý là các vụ khiếu kiện đông người và hầu hết đều liên quan đến các dự án có thu hồi đất, thường chiếm tới trên 80% tổng số các vụ việc nói chung (bao gồm cả tranh chấp đất đai, đòi nhà, đòi đất cũ).
2.2/ Công tác giải quyết ngày càng được quan tâm, tạo điều kiện nên kết quả giải quyết nói chung khá cao và đi vào chiều sâu, thực chất hơn (mà biểu hiện cụ thể là khiếu kiện vượt cấp giảm, các vụ việc chấm dứt được khiếu kiện tăng lên). Thủ trưởng các cấp, các ngành của thành phố được xác định rõ hơn về trách nhiệm trong công tác tiếp
dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền. Hàng năm, thành phố đều tiến hành thường xuyên các cuộc thanh tra trách nhiệm, đã góp phần chấn chỉnh công tác này đi vào nề nếp. Kết quả công tác tiếp dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo là một trong những nội dung để tính vào điểm thi đua hàng năm của từng cơ quan, đơn vị. Chủ trương này, thành phố HCM thực hiện khá kiên quyết. Đội ngũ cán bộ làm công tác tham mưu giải quyết dược quan tâm, bồi dưỡng kiến thức nghiệp vụ nên ngày càng chuyên nghiệp hơn.
2.3/ Quy trình giải quyết ngày càng được cải tiến để vừa phù hợp với pháp luật vừa vừa hợp hơn với thực tiễn. Việc này, ngoài tác dụng đưa các quy định vào nề nếp, tăng cường hiệu quả, hiệu lực của công tác giải quyết khiếu kiện nói chung còn góp phần làm cho đội ngũ cán bộ làm nhiệm vụ tham gia giải quyết khiếu kiện chuyên nghiệp hơn.
(Từ năm 2001 Thành phố thực hiện quy trình cũ ban hành kèm theo Quyết định số 84/2001/QĐ-UBND ngày 21/9/2001; Từ năm 2007, do có sự thay đỏi, bổ sung của Luật đất đai 2003 và của Luật KNTC năm 2004 và 2005 nên thành phố xây dựng và thực hiện theo quy trình mới, ban hành kèm theo Quyết định số 132/2006/QĐ-UBND ngày 05/92006).
Quy trình chung (được ban hành kèm theo Quyết định số 132/2006/QĐ-UBND ngày 05/92006 của UBND thành phố Hồ Chí Minh v/v ban hành Quy định tiếp công dân, xử lý đơn thư, giải quyết tranh chấp đất đai, khiếu nại, tố cáo trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh - thay thế quy định tại Quyết định số 84/2001/QĐ-UBND ngày 21/9/2001), gồm các quy trình cụ thể như sau:
+ Quy trình tiếp công dân, tiếp nhận và xử lý đơn (Chương II);
+ Quy trình xử lý, giải quyết tranh chấp về quyền sử dụng đất, quyền sử dụng nhà thuộc sở hữu nhà nước (Chương III);
+ Quy trình giải quyết khiếu nại về đất đai (Chương IV);
+ Quy trình giải quyết khiếu nại các lĩnh vực khác theo quy định của Luật KNTC (Chương V);
+ Quy trình giải quyết khiếu nại liên quan đến công tác bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng và tái định cư (Chương VI);
+ Quy trình tổ chức gặp gỡ, đối thoại trực tiếp (Chương VII);
+ Quy trình xử lý, giải quyết đơn tố cáo (Chương VIII);
+ Quy trình tổ chức thực hiện quyết định giải quyết tranh chấp, khiếu nại có hiệu lực pháp luật (Chương X);
+ Quy trình thanh tra, kiểm tra trách nhiệm của Thủ trưởng trong việc thực hiện các quy định của pháp luật về tranh chấp, khiếu nại, tố cáo (Chương XI);
+ Ngoài ra còn có quy định “trách nhiệm xử lý đơn, tiếp công dân và rà soát hồ sơ khiếu nại, tố cáo” (Chương IX).
Trong từng quy trình cụ thể nêu trên đều có quy định rõ thẩm quyền, trách nhiệm của từng cấp, từng ngành; quy định rõ cách thức tiến hành (trình tự thực hiện); thời gian thực hiện; kết quả cần hướng tới…
Nhìn vào hệ thống các “Quy trình” nêu trên, ta có thể đánh giá về quyết tâm rất cao của lãnh đạo UBND thành phố Hồ Chí Minh trong việc “kéo giảm” tình trạng khiếu kiện tràn lan, vượt cấp đang diễn ra phổ biến lúc đó (thời kỳ 2005 -2007). Và trên thực tế, đến nay, cũng chưa có tỉnh thành nào trong cả nước xây dựng được quy trình chi tiết, cụ thể, khoa học và thiết thực như quy định này của thành phố Hồ Chí Minh.
2.4/ Cơ chế giải quyết khiếu nại, tố cáo của Thành phố Hồ Chí Minh có điểm khác (tốt hơn) so với các nơi khác. Và chính điểm khác này đã góp phần làm cho kết quả
giải quyết khiếu kiện của thành phố HCM có tính chuyên nghiệp và hiệu quả hơn. Cụ thể là:
+ Về công tác tiếp dân: Được Thủ tướng Chính phủ cho áp dụng cơ chế đặc thù, từ 1998 thành phố HCM đã thành lập Văn phòng tiếp công dân, là một cơ quan ngang cấp Sở (theo Quyết định số 6319/QĐ-UB-NC ngày 21 tháng 11 năm 1998 của Chủ tịch UBND thành phố v/v thí điểm tổ chức “Mô hình” Văn phòng Tiếp dân thành phố). Văn phòng Tiếp công dân thành phố có Chủ nhiệm văn phòng, các Phó Chủ nhiệm, 2 Phòng chuyên môn nghiệp vụ và hiện nay có 26 cán bộ, công chức. Văn phòng Tiếp công dân thành phố có các chức năng: Phục vụ Lãnh đạo thành phố tiếp công dân định kỳ; tổ chức tiếp công dân thường xuyên, tiếp nhận, xử lý đơn; theo dõi, đôn đốc các cơ quan đơn vị thực hiện việc giải quyết khiếu nại, tố cáo theo thẩm quyền và được Chủ tịch UBND thành phố giao; phối hợp giải quyết khiếu nại đông người, phức tạp.
Điểm khác ở đây là: Là cơ quan ngang cấp Sở; Có hệ thống mạng tin học tốt có thể quản lý hữu hiệu công tác quản lý đơn thư, vụ việc; Được tham gia quá trình giải quyết vụ việc cũng như tham dự tất cả các cuộc họp của Hội đồng giải quyết khiếu kiện của thành phố với tư cách là thành viên Hội đồng; Có thẩm quyền theo dõi, đôn đốc các cơ quan, đơn vị được UBND thành phố giao thụ lý từng vụ việc cụ thể (ví dụ:
“..Theo số liệu thống kê trong 03 năm (2006-2008), Ủy ban nhân dân thành phố đã ban hành 4.768 văn bản chỉ đạo trong giải quyết khiếu nại, tố cáo; các cơ quan liên quan đã thực hiện 4.290 vụ việc (trong đó có 1.427 vụ việc Văn phòng phải thực hiện đôn đốc do quá hạn), có nhiều trường hợp Văn phòng phải thực hiện đôn đốc từ 05 đến 07 lần/1 vụ;
đến cuối năm 2008, còn 478 vụ việc Văn phòng tiếp tục theo dõi, đôn đốc…” - Nguồn:
báo cáo Tổng kết 10 năm hoạt động thí điểm của Văn phòng Tiếp công dân thành phố (1999 - 2008).
Các quận, huyện đều thành lập Tổ tiếp công dân trực thuộc Văn phòng Ủy ban nhân dân, chịu trách nhiệm chính về tiếp dân và là đầu mối tập trung nhận đơn của cơ quan, tổ chức và công dân.
+ Về công tác giải quyết khiếu kiện: Các vụ việc thuộc thẩm quyền giải quyết của các cấp của thành phố, trong quá trình giải quyết đều có sự phối kết hợp giữa các cơ quan chức năng (trên dưới, ngang), trong đó vai trò của cơ quan Tiếp dân thể hiện khá rõ nét:
vừa tham gia giải quyết, vừa theo dõi, đôn đốc. Chính vì vậy, khi công dân đến Văn phòng Tiếp dân hỏi về vụ việc của họ thì Văn phòng Tiếp dân có thể trả lời ngay rằng việc của họ hiện đang ở giai đoạn nào (cơ quan nào đang xem xét, giải quyết). Trong vấn đề này, việc áp dụng mạng tin học được coi trọng và đã thực sự mang lại hiệu quả thiết thực.
UBND thành phố Hồ Chí Minh thường xuyên duy trì họp Hội đồng giải quyết KNTC (hàng tuần và đột xuất) để xem xét tất cả các vụ việc trước khi báo cáo Chủ tịch UBND thành phố ký ban hành quyết định giải quyết.
Thanh tra trách nhiệm: Hàng năm, các cấp các ngành tại thành phố Hồ Chí Minh rất quan tâm đến công tác này (đây cũng là một khâu - quy trình - trong hệ thống các quy trình của thành phố HCM). Năm 2006, Thanh tra thành phố tiến hành 4 đoàn thanh tra trách nhiệm tại 12 quận huyện. Năm 2008 toàn ngành Thanh tra thành phố tiến hành 25 cuộc thanh tra trách nhiệm tại 210 đơn vị... Qua thanh tra đã phát hiện, chấn chỉnh nhiều sai phạm, thiếu sót và quan trọng hơn, qua đó đã hướng dẫn, bồi dưỡng cho những cán bộ làm công tác tiếp dân, giải quyết khiếu kiện về pháp luật, về nghiệp vụ chuyên môn, góp phần thực hiện đúng các quy định của pháp luật, quy trình của thành phố.
2.5/ Thành phố Hồ Chí Minh luôn luôn chủ động và tích cực phối hợp với các cơ quan Trung ương (như Văn phòng Chính phủ, Văn phòng Trung ương Đảng, Văn phòng Quốc hội, Trụ sở tiếp công dân Trung ương, Thanh tra Chính phủ ..) và các tỉnh thành
phố phía Nam để giải quyết tình trạng công dân các địa phương tập trung đông người gây nhiều phức tạp về an ninh chính trị, trật tự tại thành phố.
Trong những năm qua, nhất là thời kỳ từ 2006 trở về trước, tình trạng công dân các địa phương kéo nhiều đoàn đông người về thành phố HCM gây áp lực với chính quyền trung ương đã gây ra tình hình nhức nhối đối với bộ mặt của thành phố HCM. Vừa là nhằm lập lại trật tự tại những nơi đông người, nhạy cảm, vừa là hỗ trợ cho Trung ương và các tỉnh bạn, thành phố Hồ Chí Minh đã tập trung cả hệ thống chính trị cho vấn đề này.
Những việc lớn đã được tổ chức thực hiện rất bài bản như: nắm chắc tình hình (thường xuyên có lực lương như công an, thanh niên xung kích, phụ nữ có mặt tại các địa điểm phức tạp, nhạy cảm có công dân tập trung khiếu kiện để nắm tình hình); tham gia tiếp dân cùng các ngành trung ương (tuy không thuộc trách nhiệm của thành phố); tổ chức các lực lượng chính trị, quần chúng tham gia vận động những người khiếu kiện chây ì, tham gia cưỡng chế đưa về địa phương (có những cuộc đã huy động gần 200 thành viên của các lực lượng này tham gia, không kể công an); hỗ trợ hàng trăm lượt chuyến phương tiện để các tỉnh đưa dân về địa phương..
Thực hiện chỉ đạo của Thành ủy, UBND thành phố Hồ Chí Minh đã thành lập Tổ công tác phối hợp giải quyết khiếu nại đông người (tháng 4 năm 2006, bằng Quyết định số 1706/QĐ-UBND và Quyết định số 2308/QĐ-UBND) do Văn phòng Tiếp công dân thành phố làm Thường trực (thường gọi tắt là Tổ công tác 1706, nay là Tổ công tác 2308). Tổ công tác này vẫn đang tiếp tục phát huy vai trò của mình.
B/ Những tồn tại, hạn chế tring công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo tại Thành phố Hồ Chí Minh