Tình hình khiếu nại, tố cáo đông người và giải quyết khiếu nại, tố cáo đông người

Một phần của tài liệu đề tài nghiên cứu khoa học cấp nhà nước KHIẾU NẠI, TỐ CÁO HÀNH CHÍNH - CƠ SỞ LÝ LUẬN, THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP (Trang 129 - 133)

2.1. Tình hình khiếu nại, tố cáo đông người.

Khiếu nại, tố cáo đông người trong thời kỳ trước đây chủ yếu phát sinh ở các tỉnh phía Nam (đòi lại đất cũ đưa vào tập đoàn; tranh chấp đất đai của công dân với các nông, lâm trường...) và một số địa phương ở phía Bắc với nội dung chủ yếu tố cáo cán bộ chính quyền cơ sở mất dân chủ, vi phạm trong quản lý tài chính, đất đai. Từ năm 2000 đến nay, số vụ việc khiếu kiện đông người phát sinh ngày càng nhiều và xảy ra ở hầu hết các địa phương, chủ yếu liên quan đến việc thu hồi đất, đền bù, giải phóng mặt bằng, tái định cư.

Có thể nói, khiếu nại, tố cáo đông người hiện nay đang là một vấn đề phức tạp và nhạy cảm, nếu không được giải quyết tốt sẽ ảnh hưởng đến an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội, nhất là ở Thủ đô Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và một số địa phương.

Từ năm 2005 đến hết tháng 6/2009, tình hình khiếu nại, tố cáo đông người đã xảy ra ở hầu hết các địa phương với tổng số 3.829 đoàn (31), trong đó số đoàn có từ 5 đến 50 người là 3.503; số đoàn có trên 50 người là 358 (32). Phần lớn vụ việc khiếu nại, tố cáo đông người phát sinh ở những địa phương triển khai nhiều dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, các khu, cụm công nghiệp, đô thị như: Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Hưng Yên, Hải Dương, Quảng Ninh, Bắc Ninh, Thái Nguyên, Thanh Hóa, Lâm Đồng, Bình Phước, Bến Tre, Vĩnh Long, Cà Mau... mỗi địa phương đã có hàng trăm đoàn đông người (33). Các đoàn đông người chủ yếu là đi khiếu nại chiếm trên 70%, số vụ việc còn lại là tố cáo hoặc vừa khiếu nại, vừa tố cáo. Ở 08 bộ ngành (Lao động, Công thương, Giao thông vận tải, Quốc phòng, Công an, Tài chính, Y tế, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam) cũng phát sinh 165 đoàn đông người, khiếu nại, tố cáo liên quan đến lĩnh vực quản lý nhà nước của bộ, ngành.

Trong 5 năm (2005 - 2009) Trụ sở tiếp công dân của Trung ương Đảng và Nhà nước tại Hà Nội đã tiếp 1.904 lượt đoàn đông người đến từ 58 tỉnh, thành phố trung bình hàng năm tiếp từ 300 đến trên 400 lượt đoàn đông người (34). Một số địa phương có số lượt đoàn đông người lên Trụ sở nhiều là: Hà Nội 384; Hà Tây (cũ) 191; Bắc Ninh 114; Hải Dương 117; Hưng Yên 133; Vĩnh Phúc 95; Nam Định 61; Thái Nguyên 52; Bình Phước 31; Tây Ninh 27; thành phố Hồ Chí Minh 20; Tiền Giang 15... Tại Trụ sở tiếp công dân của Trung ương Đảng và Nhà nước ở thành phố Hồ Chí Minh, trong 04 năm (2006 – 2009) có 583 lượt đoàn đông người đến từ 24 tỉnh, thành phố (chủ yếu là các tỉnh phía Nam và một số tỉnh miền Trung, Tây Nguyên).

Đa số đoàn đông người có từ 5 - 30 người tham gia, một số đoàn có hàng trăm người, nhiều lần kéo lên Trụ sở Tiếp công dân, trụ sở các cơ quan Trung ương như: vụ việc khiếu kiện liên quan đến việc đền bù khi thu hồi đất để thực hiện Dự án xây dựng Cụm công nghiệp tàu thủy của Tập đoàn Vinashin ở xã Lai Vu, huyện Kim Thành, tỉnh Hải Dương; vụ khiếu kiện của các hộ dân ở quận Thanh Xuân, Hà Nội về việc đền bù, giải tỏa để xây dựng đường Vành đai 3, nút giao thông Thanh Xuân; vụ khiếu kiện các hộ dân ở huyện Sóc Sơn, Hà Nội về việc thu hồi đất mở rộng Quốc lộ 18; vụ khiếu kiện của công dân ở huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên về việc đền bù, hỗ trợ trong quá trình thực hiện Dự án đầu tư xây dựng Khu đô thị - thương mại Văn Giang; vụ việc khiếu nại, tố cáo liên quan đến việc đền bù khi thu hồi đất thực hiện Dự án Khu công nghệ cao tại Quận 9, TP.

Hồ Chí Minh; một số vụ việc khiếu nại, tố cáo về đền bù khi thu hồi đất, giải phóng mặt bằng xây dựng trung tâm thương mại, mở rộng quốc lộ tại An Giang, Sóc Trăng, Tiền Giang và công tác quản lý, sử dụng đất đai ở một số nông, lâm trường tỉnh Tây Ninh, Bình Phước...

Nội dung, tính chất khiếu nại, tố cáo đông người thể hiện trên mấy điểm sau:

- Về nội dung khiếu nại, tố cáo đông người:

+ Nội dung khiếu nại của các đoàn đông người chủ yếu liên quan tới việc thực hiện chính sách đền bù, hỗ trợ, công tác tái định cư khi nhà nước thu hồi đất, giải phóng mặt bằng; các vụ việc còn lại là khiếu nại, tố cáo liên quan đến việc giải quyết tranh chấp đất

(31) Số liệu tổng hợp từ 52/63 tỉnh, thành phố.

(32) Số liệu đoàn đông người nêu trong báo cáo này được thống kê đối với các vụ việc có từ 05 người trở lên cùng tham gia khiếu nại, tố cáo.

(33) Hưng Yên 139, Hải Dương 112, Quảng Ninh 134, Bắc Ninh 266, Thái Nguyên 101, Cần Thơ 125, Bình Phước 218, Bến Tre 247, Vĩnh Long 163, Cà Mau 148, Lâm Đồng 286, Thanh Hóa 112...

34

đai, việc thực hiện chính sách đất đai trước đây, việc thực hiện chế độ, chính sách xã hội...(35).

+ Nội dung tố cáo chủ yếu là tố cáo cán bộ mất dân chủ, lợi dụng chức quyền để tham nhũng trong quản lý, sử dụng đất đai, trong quản lý tài chính ngân sách Nhà nước;

trù dập người khiếu kiện, bao che cho cán bộ dưới quyền; cố ý làm sai lệch hồ sơ, áp dụng pháp luật không đúng dẫn đến xét xử oan sai, gây thiệt hại quyền và lợi ích hợp pháp của công dân...

- Về tính chất khiếu nại, tố cáo:

Các vụ việc khiếu nại, tố cáo đông người thường gay gắt, phức tạp. Nhiều đoàn đông người có tổ chức chặt chẽ, có người cầm đầu, huy động đóng góp tiền để đi khiếu kiện; có đoàn lợi dụng, lôi kéo các đối tượng chính sách, người già và trẻ em đi khiếu kiện. Một số đoàn có thái độ cực đoan, căng khẩu hiệu, biểu ngữ, nói xấu cán bộ địa phương, có hành vi gây rối hoặc diễu hành trên đường phố, kéo vào trụ sở làm việc của cơ quan Nhà nước nhằm gây sức ép, yêu cầu được tiếp xúc, đối thoại giải quyết vụ việc ngay tại Trung ương...; khiếu kiện đông người là dân tộc thiểu số, liên quan đến đất đai, cơ sở thờ tự của tôn giáo xuất hiện ngày càng gia tăng; tình trạng người khiếu kiện ở nhiều địa phương, có nội dung khiếu nại khác nhau nhưng móc nối, liên kết cùng nhau đi khiếu kiện cũng diễn ra khá phổ biến, nhất là ở những thời điểm diễn ra các sự kiện lớn của đất nước, các hoạt động của Quốc hội, Trung ương v.v... Một số phần tử thù địch trong và ngoài nước đã có hành vi kích động, xúi dục, lôi kéo khiếu kiện đông người làm cho tình hình phức tạp thêm.

2.2. Nguyên nhân của khiếu nại, tố cáo đông người:

Khiếu nại, tố cáo đông người phát sinh do nhiều nguyên nhân, trong đó có một số nguyên nhân chủ yếu sau đây:

- Chính sách, pháp luật, nhất là trong lĩnh vực đất đai chưa được hoàn thiện, thiếu đồng bộ, ổn định; chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất chưa sát với thực tế, trong khi cơ chế thị trường có nhiều biến động, đất đai ngày càng có giá trị; bên cạnh đó, do chính sách thường xuyên thay đổi nên dẫn đến sự so bì và phát sinh khiếu nại, tố cáo rất phức tạp.

- Trong những năm gần đây, thực hiện chủ trương công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nhu cầu sử dụng đất để đầu tư, xây dựng cơ sở hạ tầng, các khu công nghiệp, đô thị tăng cao, diễn ra ở khắp các địa phương, trong quá trình đó, các cơ quan quản lý nhà nước ở các cấp, các ngành đã ban hành nhiều QĐHC có liên quan đến quyền, lợi ích của người dân, nhất là việc thu hồi đất, giải phóng mặt bằng, thực hiện đền bù thường động chạm đến quyền, lợi ích của nhiều hộ dân cùng một lúc, do đó số vụ việc khiếu nại, tố cáo đông người cũng tăng lên so với thời kỳ trước đây. Trong khi đó, việc thực hiện các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nhất là thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở nhiều nơi còn hạn chế, chưa thực hiện đúng dân biết, dân bàn, dân kiểm tra; trong quá trình triển khai thực hiện các dự án còn có những thiếu sót, sai phạm như không tuân thủ trình tự, thủ tục, thiếu công khai, dân chủ, công bằng; công tác tái định cư, giải quyết các chính sách cho người dân có đất bị thu hồi làm chưa tốt, chưa quan tâm giải quyết thỏa đáng lợi ích của người dân, thậm chí có những trường hợp cán bộ thừa hành còn cố ý làm trái để vụ lợi, gây phản ứng bức xúc trong nhân dân v.v... Đây là những nguyên nhân chủ yếu phát sinh khiếu nại, tố cáo đông người hiện nay.

- Quy định pháp luật về giải quyết khiếu nại, tố cáo còn bất cập, chưa phù hợp với

(35) Phân loại vụ việc theo nội dung: thực hiện đền bù 1.910 vụ; giải quyết tranh chấp đất đai: 295 vụ; thực hiện chính sách về đất đai trước đây 412 vụ; thực hiện chính sác xã hội 335 vụ; các nội dung khác 872 vụ.

thực tế; thẩm quyền, trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại giữa Luật Khiếu nại, tố cáo và Luật Đất đai hiện nay còn có mâu thuẫncũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng các cơ quan nhà nước đùn đẩy, né tránh trách nhiệm hoặc hướng dẫn thiếu thống nhất làm cho công dân phải gửi đơn, đi lại nhiều nơi, nhiều lần để khiếu nại với thái độ bức xúc. Bên cạnh đó, các quy định về đảm bảo thực hiện quyết định giải quyết khiếu nại, xử lý tố cáo và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực khiếu nại, tố cáo cũng chưa đầy đủ, cụ thể dẫn đến kỷ cương không được thực thi nghiêm chỉnh nên tác dụng răn đe, chấn chỉnh còn hạn chế.

- Công tác tiếp công dân, giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo có nơi, có lúc chưa được quan tâm đúng mức hoặc còn xem nhẹ; trình độ chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ cơ sở còn hạn chế nên không giải quyết dứt điểm ngay tại cơ sở, dẫn đến việc tái khiếu, tái tố, khiếu kiện vượt cấp lên Trung ương...

Khi giải quyết các vụ việc đông người, phức tạp, liên quan đến nhiều ngành, nhiều cấp thì sự phối hợp giữa các cấp chính quyền với các ngành, đoàn thể chưa chặt chẽ, chưa tạo được sự thống nhất, đồng thuận trong hệ thống chính trị. Việc tổ chức thực hiện các quyết định giải quyết khiếu nại chưa kiên quyết hoặc thi hành chậm, không thực hiện nghiêm túc. Một số vụ việc quá trình giải quyết còn thiếu khách quan, phương pháp giải quyết cứng nhắc, chưa phù hợp với thực tế nên ảnh hưởng tới quyền lợi của công dân...

- Nhận thức pháp luật và ý thức chấp hành pháp luật của một bộ phận công dân còn hạn chế nên có những đòi hỏi, yêu cầu không chính đáng hoặc vượt quá khuôn khổ quy định pháp luật, trong khi đó, chính quyền ở một số nơi chưa làm tốt công tác tuyên truyền vận động, giải thích về chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước về đầu tư phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn để người dân tích cực ủng hộ, tự giác chấp hành việc thu hồi đất và giải toả mặt bằng...

2.3. Công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo đông người

Theo báo cáo của các địa phương, tính tháng 6/2009, các cơ quan nhà nước đã đã giải quyết dứt điểm 3.356/3.829 vụ việc đông người, đạt tỷ lệ 87,6%. Trên toàn quốc đến nay còn 473 vụ việc chưa giải quyết dứt điểm, trong đó có 301 vụ việc đang xem xét và 172 vụ việc đã giải quyết hết thẩm quyền nhưng công dân vẫn còn khiếu nại (36). Nguyên nhân chủ yếu là do người dân chưa thỏa mãn với kết quả giải quyết. Một số địa phương đã giải quyết dứt điểm, không còn tồn đọng vụ việc đông người (37) hoặc tuy phát sinh nhiều vụ việc đông người nhưng đã tích cực tập trung giải quyết được cơ bản (38).

Nhìn chung, trong những năm vừa qua, đặc biệt là qua triển khai thực hiện Chỉ thị số 09-CT/TW ngày 06/3/2002 của Ban Bí thư, Kết luận, chỉ đạo của Bộ Chính trị tại Thông báo số 130/TB-TW ngày 10/01/2008, nhận thức, trách nhiệm về công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo của cấp ủy, chính quyền các cấp được nâng lên một bước, nhiều địa phương đã ban hành chỉ thị lãnh đạo, chỉ đạo công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo, tăng cường thành lập các đoàn thanh tra, kiểm tra để đôn đốc, giải quyết các vụ việc khiếu nại, tố cáo phức tạp, bức xúc, kéo dài; khi phát sinh vụ việc khiếu kiện đông người, lãnh đạo UBND đã trực tiếp đối thoại, chỉ đạo các cơ quan chức năng bàn biện pháp để chủ động giải quyết dứt điểm tại địa phương; một số địa phương phối hợp chặt chẽ với Thanh tra Chính phủ, Bộ Công an, thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và các cơ quan liên quan xử lý có hiệu quả các vụ việc khiếu kiện đông người vượt cấp lên Trung ương.

Đối với Thanh tra Chính phủ, trước diễn biến phức tạp về tình hình khiếu nại, tố,

(36) Thái Nguyên 48 vụ; Hải Phòng 11 vụ, Điện Biên 12 vụ; Quảng Ninh 13 vụ; Hưng Yên, Hải Dương 09 vụ;

TP. Hồ Chí Minh, Khánh Hòa, Cần Thơ 05 vụ...

(37) Bình Định, Lào Cai, Ninh Bình, Quảng Nam, Hậu Giang.

38

cáo, trong 5 năm vừa qua đã chú trọng đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra trách nhiệm giải quyết khiếu nại, tố cáo ở những địa bàn có nhiều vụ việc đông người, phức tạp, chủ động, tích cực phối hợp với các cơ quan liên quan đề ra các giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo của các địa phương. Ngày 06/3/2008, Ban cán sự Đảng Thanh tra Chính phủ ban hành Chương trình hành động (số 89/CTHĐ-BCS) và Thanh tra Chính phủ ban hành Kế hoạch (số 345/KH-TTCP) hướng dẫn các cấp, các ngành triển khai thực hiện các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo trong tình hình mới theo ý kiến chỉ đạo của Bộ Chính trị (tại Thông báo kết luận số 130/TB-TW ngày 10/01/2008), tiếp đó, ngày 20/02/2009 Thanh tra Chính phủ đã ban hành Kế hoạch số 319/KH-TTCP chỉ đạo các địa phương, Bộ, ngành kiểm tra, rà soát để giải quyết dứt điểm các vụ việc khiếu nại, tố cáo phức tạp, tồn đọng. Ở một số nơi có tình hình khiếu kiện phức tạp (39), Lãnh đạo Thanh tra Chính phủ đã trực tiếp về địa phương để phối hợp chỉ đạo giải quyết. Khi có những vụ việc khiếu kiện đông người kéo lên Trung ương, Thanh tra Chính phủ đã chủ trì, phối hợp chặt chẽ với Bộ Công an, các cơ quan của Trung ương và địa phương xử lý kịp thời các tình huống phát sinh, kết quả trong 5 năm đã tổ chức tiếp, hướng dẫn gần 2.000 lượt đoàn khiếu kiện đông người đảm bảo đúng pháp luật.

Một phần của tài liệu đề tài nghiên cứu khoa học cấp nhà nước KHIẾU NẠI, TỐ CÁO HÀNH CHÍNH - CƠ SỞ LÝ LUẬN, THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP (Trang 129 - 133)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(663 trang)