Hộp 5: Kinh nghiệm của Thụy Điển trong việc bảo vệ người tố cáo
VIII. Đổi mới, hoàn thiện công tác tiếp công dân, gắn với trách nhiệm giải quyết khiếu nại, tố cáo
Tiếp công dân của cơ quan nhà nước là hoạt động có vai trò, ý nghĩa hết sức quan trọng của Nhà nước cộng hoà XHCN Việt Nam - Nhà nước của dân, do dân và vì dân.
Tiếp công dân là hình thức biểu hiện sinh động của nền dân chủ XHCN, là phương thức để nhân dân thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo, tham gia quản lý nhà nước và giám sát hoạt động của bộ máy nhà nước và cán bộ, công chức nhà nước. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy: "Giữ chặt mối liên hệ với dân chúng và lắng tai nghe ý kiến của dân chúng, đó là nền tảng lực lượng của Đảng và nhờ đó mà Đảng thắng lợi...Nhân dân giúp Chính phủ và đoàn thể kiểm tra công việc và hành vi của cán bộ" và Người yêu cầu cán bộ nhà nước "phải
gần dân, hiểu dân, giúp dân; học dân. Giúp dân, học dân để giúp mình thêm liêm khiết thêm công bằng". Trong hoạt động giải quyết khiếu nại, tố cáo của CQHCNN, tiếp công dân không những là một giai đoạn trong quá trình GQKNTC thuộc thẩm quyền, hướng dẫn công dân thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo mà còn là phương thức để tiếp nhận những kiến nghị, phản ánh, thỉnh cầu liên quan đến chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước, công tác quản lý của cơ quan, đơn vị. Do đó, thực hiện tốt công tác tiếp công dân sẽ nâng cao chất lượng, hiệu quả GQKNTC, nhất là "khắc phục, hạn chế một bước tình trạng khiếu tố tràn lan, vợt cấp, cũng như nhiều bất cập khác của công tác GQKNTC". Hoạt động tiếp công dân có mối quan hệ, ảnh hưởng trực tiếp đến tình trạng pháp chế trong hoạt động GQKNTC cuả CQHCNN.
Thông qua hoạt động tiếp dân, CQHCNN kiểm tra tính đúng đắn, sự phù hợp và thực trạng áp dụng pháp luật khiếu nại, tố cáo, thấy được những mặt được và những bất cập, tồn tại của công tác GQKNTC, từ đó có căn cứ thực tiễn để hoàn thiện pháp luật bảo đảm tăng cường pháp chế. Ngược lại pháp chế trong hoạt động GQKNTC được bảo đảm sẽ nâng cao hiệu quả GQKNTC, bảo đảm quyền khiếu nại, tố cáo của công dân, duy trì, mở rộng nền dân chủ XHCN.
Để tăng cường pháp chế XHCN trong hoạt động giải quyết khiếu nại, tố cáo của cơ quan hành chính nhà nước, phải đổi mới, hoàn thiện công tác tiếp công dân gắn với việc GQKNTC thuộc thẩm quyền bằng những biện pháp sau đây:
Thứ nhất. Hoàn thiện thể chế pháp lý về công tác tiếp công dân theo hướng: những nội dung phản ánh, kiến nghị, thỉnh cầu của công dân đối với Đảng và Nhà nước sẽ được quy định trong Luật Dân nguyện, việc tiếp nhận khiếu nại, tố cáo của công dân và hướng dẫn công dân thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo sẽ được quy định trong Luật Giải quyết khiếu nại và Luật Giải quyết tố cáo. Nội dung tiếp công dân đề cập trong Luật Giải quyết khiếu nại và Luật Giải quyết tố cáo được hoàn thiện theo hướng: Quy định tiếp công dân là một giai đoạn của quá trình giải quyết khiếu nại, tố cáo, hoàn thiện quy định về thẩm quyền, trách nhiệm tiếp công dân của Thủ trưởng CQHCNN; quy trình tiếp dân, xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo; quyền và nghĩa vụ của công dân khi đến cơ quan tiếp dân; tiêu chuẩn, chế độ, trách nhiệm của cán bộ tiếp công dân; cơ sở vật chất, phương tiện phục vụ công tác tiếp đần.
Thứ hai: Hoàn thiện mô hình tiếp công dân thống nhất từ trung ương đến địa ph- ương. ở trung ương kiện toàn, củng cổ tổ chức và hoạt động của Trụ sở tiếp công dân của trung ương Đảng và Nhà nước tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh theo hướng: Xác định đây là Trụ sở tiếp công dân chung của trung ương Đảng và Nhà nước; xác định rõ trách nhiệm, quyền hạn, cơ chế phối hợp của những cán bộ trực tiếp làm công tác tiếp dân tại Trụ sở tiếp công dân của trung ương; ngoài cán bộ của các cơ quan: Văn phòng Trung ương Đảng, Văn phòng Quốc hội, Văn phòng Chính phủ, Thanh tra Chính phủ, Uỷ ban Kiểm tra Trung ương như hiện nay, cần bổ sung thêm cán bộ của các Bộ, ngành: Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, Bộ Công an, Bộ Tư pháp, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Toà án nhân dân tối cao để tiếp nhận, xử lý những trường hợp khiếu nại, tố cáo có liên quan đến chức năng của các cơ quan trên ở cấp tỉnh, cấp huyện kiện toàn Trụ sở tiếp dân chung của cấp uỷ, Hội đồng nhân dân và UBND (ở cấp tỉnh thêm Đoàn Đại biểu Quốc hội), theo hướng: Rõ trách nhiệm, thiết thực, hiệu quả.
Thứ ba: Tăng cường thanh tra, kiểm tra trách nhiệm của Thủ trưởng CQHCNN trong công tác tiếp công dân, gắn với việc GQKNTC thuộc thẩm quyền. Thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 09-CT/TƯ ngày 6/3/2002 của Ban Bí thư các đồng chí lãnh đạo chủ chốt của cấp uỷ và chính quyền địa phương cần phân công nhau, bố trí lịch tiếp dân theo quy định của pháp luật, trực tiếp đối thoại với dân, kiểm tra, đôn đốc cơ quan có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo của dân ".
Thứ tư. Hoàn thiện tiêu chuẩn, chế độ chính sách đối với cán bộ tiếp dân theo h- ướng: cán bộ tiếp công dân phải là người có phẩm chất đạo đức, năng lực chuyên môn, nắm vững chính sách, pháp luật, am hiểu thực tế quản lý nhà nước, có kỹ năng tiếp dân, có tinh thần trách nhiệm, nhiệt tình với công việc. Đồng thời phải có chế độ đãi ngộ thoả đáng về chế độ lương, phụ cấp và chế độ khen thưởng, khuyến khích động viên hợp lý đối với đội ngũ cán bộ làm công tác tiếp dân.
Thứ năm: Hoàn thiện quy định của pháp luật về việc xử lý những công dân lợi dụng quyền tự do dân chủ, quyền khiếu nại, tố cáo có hành vi lăng mạ, xúc phạm xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự của cán bộ tiếp dân và người thi hành công vụ, gây rối trật tự công cộng tại trụ sở tiếp công dân./.
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG XÉT XỬ VÀ BẢO ĐẢM THI HÀNH CÁC BẢN ÁN, QUYẾT ĐỊNH CỦA TOÀ HÀNH CHÍNH
ThS. Nguyễn Xuân Thiện Toà án nhân dân Tối cao Xuất phát từ thực tiễn khách quan việc giải quyết khiếu nại hành chính của công dân, việc thành lập Toà hành chính là yêu cầu cấp thiết trong tình hình nước ta và đã được thực hiện từ năm 1996. Sự ra đời và hoạt động của các toà hành chính với việc bổ sung chức năng xét xử các vụ án hành chính đã góp phần quan trọng trong bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, tăng cường trách nhiệm của cơ quan nhà nước và cán bộ, công chức trong các cơ quan nhà nước với nhân dân. Trong giai đoạn hiện nay, khi đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế và cải cách tư pháp ở nước ta, Toà án giữ vai trò trung tâm của cải cách. Do vậy việc nâng cao hiệu quả hoạt động xét xử của toà án nhân dân đối với các vụ án hành chính có vai trò đặc biệt quan trọng.