Nội dung đổi mới công tác tiếp công dân

Một phần của tài liệu đề tài nghiên cứu khoa học cấp nhà nước KHIẾU NẠI, TỐ CÁO HÀNH CHÍNH - CƠ SỞ LÝ LUẬN, THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP (Trang 117 - 122)

III. CÁC GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC TIẾP CÔNG DÂN

2. Nội dung đổi mới công tác tiếp công dân

Các tổ chức Đảng, tổ chức chính trị - xã hội, cơ quan nhà nước, cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức cần nhận thức đầy đủ về công tác tiếp công dân:

- Tiếp công dân là một trong những biện pháp quan trọng bảo đảm thực hiện quyền dân chủ nhân dân, là biểu hiện cụ thể bản chất Nhà nước “của dân, do dân và vì dân”; là kênh thông tin quan trọng để nhân dân tham gia quản lý Nhà nước, quản lý xã hội, giám sát hoạt động của bộ máy Nhà nước, là một khâu quan trọng để nâng cao hiệu quả công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo và chống tham nhũng.

- Tiếp công dân là trách nhiệm, là một nội dung trong chương trình kế hoạch công tác của các cơ quan, tổ chức thuộc hệ thống chính trị ở nước ta. Do đó phải đưa nội dung công tác tiếp công dân vào ngay từ khâu đầu là xây dựng chương trình, kế hoạch công tác của từng cơ quan, tổ chức. Việc kiểm điểm, đánh giá hiệu quả hoạt động của cơ quan, tổ chức phải gắn với việc đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ của người đứng đầu cơ quan, tổ chức trong công tác tiếp công dân.

- Để nâng cao hiệu quả công tác tiếp công dân phải phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị với nhiều biện pháp đồng bộ. Trong đó phải gắn việc tiếp công dân với việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở, phát huy vai trò của thanh tra nhân dân, các tổ chức, đoàn thể.

- Phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, tổ chức tại Trụ sở tiếp công dân ở Trung ương và địa phương để từ đó có những biện pháp thích hợp nhằm tăng cường chất lượng, hiệu quả của công tác tiếp công dân.

Để nâng cao nhận thức về công tác tiếp công dân của các cấp ủy đảng, chính quyền các cấp cần phải:

- Quán triệt sâu sắc quan điểm của Đảng, các quy định pháp luật của Nhà nước về công tác tiếp công dân.

- Tuyên truyền phổ biến sâu rộng pháp luật về tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố

cáo trong cán bộ và trong nhân dân.

- Tăng cường trách nhiệm của các cấp ủy đảng, chính quyền các cấp trong công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo.

2.2 - Đổi mới về tổ chức, bộ máy, chức năng, nhiệm vụ, mối quan hệ công tác - Kiện toàn tổ chức tiếp công dân ở Trung ương và địa phương; gắn việc tiếp dân với việc giải quyết khiếu nại, tố cáo. Củng cố Trụ sở tiếp dân của Trung ương Đảng và Nhà nước ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, gắn với 2 cục chức năng giải quyết khiếu nại, tố cáo và thanh tra ở khu vực của Thanh tra Chính phủ. Thống nhất mô hình, kiện toàn tổ chức tiếp công dân ở các địa phương, bộ ngành. Bổ sung thêm cán bộ chuyên trách giúp việc cho Trụ sở tiếp công dân.

- Làm rõ chức năng, nhiệm vụ của Trụ sở tiếp công dân; bổ sung quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của Trụ sở, của người phụ trách Trụ sở, cán bộ tiếp công dân; làm rõ phạm vi ranh giới hoạt động và mối quan hệ phối hợp giữa các cơ quan thường trực tiếp công dân tại Trụ sở tiếp công dân.

- Đổi mới về công tác cán bộ, phương thức hoạt động; tăng cường cơ sở vật chất trang thiết bị hoạt động cho Trụ sở tiếp công dân.

- Sửa đổi, bổ sung các văn bản pháp luật có liên quan để làm cơ sở cho công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo; bảo đảm sự thống nhất trong các văn bản pháp luật quy định về vấn đề này.

2.2.1- T chc, b máy Trung ương

- Trụ sở tiếp công dân của Trung ương Đảng và Nhà nước làm nhiệm vụ tiếp công dân cho Ban chấp hành Trung ương Đảng, Quốc hội, Chính phủ, có Trụ sở đặt tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh.

Các cơ quan tham gia tiếp công dân thường xuyên tại Trụ sở gồm: Văn phòng Trung ương Đảng, Uỷ ban Kiểm tra Trung ương, Ban Dân nguyện của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, Văn phòng Chính phủ, Văn phòng Ban chỉ đạo TW về phòng, chống tham nhũng, Thanh tra Chính phủ.

Trường hợp Ban Dân nguyện của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội hoặc các cơ quan khác tổ chức việc tiếp công dân riêng thì đại diện những cơ quan này sẽ tách khỏi Trụ sở.

Trụ sở tiếp công dân của Trung ương Đảng và Nhà nước do Thanh tra Chính phủ quản lý, bảo đảm điều kiện, cơ sở vật chất phục vụ cho các hoạt động của Trụ sở. Tổng Thanh tra giao cho Cục trưởng Cục I (Cục giải quyết khiếu nại, tố cáo và thanh tra khu vực phía Bắc), Cục trưởng Cục III (Cục giải quyết khiếu nại, tố cáo và thanh tra khu vực phía Nam) của Thanh tra Chính phủ trực tiếp phụ trách các Trụ sở tiếp dân.

Để phục vụ cho Thanh tra Chính phủ và các cơ quan trong công tác tiếp dân tại Trụ sở, trong Cục I, Cục III có các phòng chức năng như Phòng tiếp công dân; Phòng kiểm tra, đôn đốc; Phòng hành chính, tổng hợp bên cạnh các Phòng giải quyết khiếu nại, tố cáo và thanh tra.

Trụ sở tiếp công dân ở Hà Nội có nhiệm vụ tổng hợp chung về tình hình tiếp công dân trong cả nước.

Chc năng:

Các cơ quan thường trực tại Trụ sở tổ chức việc tiếp công dân theo nhiệm vụ, nhưng đều có chức năng chung:

- Tham mưu, giúp Trung ương Đảng, Quốc hội và Chính phủ (sau đây gọi tắt là các cơ quan Trung ương) tổ chức tiếp công dân thường xuyên để tiếp nhận các kiến nghị, phản ánh, khiếu nại, tố cáo;

- Là đầu mối tiếp nhận, phân loại, đề xuất xử lý bước đầu đơn khiếu nại, tố cáo gửi đến lãnh đạo, các cơ quan Trung ương

- Chịu trách nhiệm theo dõi, đôn đốc, kiểm tra tiến độ giải quyết của các cơ quan, tham mưu, báo cáo kết quả tiến độ giải quyết đến các cơ quan Trung ương.

Nhim v:

- Tiếp nhận các thông tin, kiến nghị, phản ánh góp ý những vấn đề liên quan đến chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật Nhà nước, công tác quản lý của các cơ quan, đơn vị;

Tiếp nhận các khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền giải quyết của các cơ quan tại Trụ sở;

Hướng dẫn công dân thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo theo đúng chính sách, pháp luật, đúng cơ quan có thẩm quyền để xem xét, giải quyết.

- Bố trí lịch để lãnh đạo các cơ quan Trung ương tiếp công dân; phối hợp với các cơ quan chức năng và các cơ quan hữu quan chuẩn bị đầy đủ hồ sơ vụ việc để lãnh đạo các cơ quan Trung ương tiếp công dân tại Trụ sở tiếp công dân; dự thảo nội dung kết luận hoặc thông báo nội dung kết luận, chỉ đạo của lãnh đạo các cơ quan Trung ương tại các buổi tiếp công dân gửi các cơ quan, đơn vị, cá nhân có liên quan để thực hiện.

- Kịp thời báo cáo lãnh đạo các cơ quan Trung ương về những vụ việc phức tạp vượt cấp lên Trung ương, yêu cầu chính quyền địa phương cử cán bộ có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan tại Trụ sở để tiếp, vận động, thuyết phục và bố trí đưa dân về địa phương.

Địa phương nào không chấp hành để công dân khiếu nại, tố cáo kéo dài ở Trung ương thì Trụ sở báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, xử lý trách nhiệm đối với lãnh đạo của địa phương đó.

- Rà soát lại các vụ việc khiếu nại, tố cáo kéo dài, bức xúc tại các cơ quan Trung ương; nếu vụ việc đã được giải quyết đúng chính sách pháp luật, thấu tình đạt lý, Trụ sở có văn bản trả lời công dân, thông báo cho các cơ quan, tổ chức liên quan, tranh thủ sự đồng tình của dư luận và quần chúng để giải thích, hướng dẫn người dân chấp hành, chấm dứt việc xem xét, giải quyết; trường hợp phát hiện việc giải quyết có vi phạm thì đề nghị cơ quan có thẩm quyền xem xét lại để đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của công dân.

- Đôn đốc, kiểm tra các cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm thực hiện đầy đủ, nghiêm túc quyết định giải quyết, nội dung kết luận, chỉ đạo của lãnh đạo các cơ quan Trung ương có liên quan đến việc tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, đặc biệt là các nơi có nhiều vụ việc đông người, phức tạp, đã có ý kiến chỉ đạo nhưng chậm giải quyết hoặc giải quyết không dứt điểm.

- Định kỳ tổng hợp tình hình và kết quả công tác tiếp dân, xử lý kiến nghị, phản ảnh, giải quyết khiếu nại, tố cáo tại Trụ sở tiếp công dân; tiếp nhận thông tin của địa phương, bộ, ngành về việc thi hành các quyết định giải quyết khiếu nại, quyết định xử lý tố cáo đã có hiệu lực pháp luật để báo cáo lãnh đạo các cơ quan Trung ương; kiến nghị cơ quan có thẩm quyền nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành chính sách, pháp luật phù hợp.

Quyn hn:

- Kiểm tra, đôn đốc các cấp các ngành thực hiện quyết định giải quyết, ý kiến chỉ đạo, kết luận của lãnh đạo các cơ quan Trung ương trong việc tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo. Trường hợp cần thiết đề nghị các cơ quan thẩm quyền thành lập các đoàn thanh tra xem xét và làm rõ trách nhiệm của Bộ ngành, địa phương đó.

- Yêu cầu các cơ quan có liên quan báo cáo về tình hình tiếp công dân, giải quyết vụ việc khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của công dân tại Trụ sở; cung cấp thông tin, tài liệu cần thiết phục vụ cho việc tổng hợp, báo cáo và tiếp công dân của lãnh đạo các cơ

quan Trung ương.

- Yêu cầu cơ quan công an có biện pháp xử lý theo quy định của pháp luật đối với những người có hành vi gây rối, mất trật tự hoặc tụ tập để kích động, xúi giục người khác khiếu nại, tố cáo sai sự thật.

- Quyền hạn và trách nhiệm của cán bộ tiếp công dân:

+ Yêu cầu công dân xuất trình giấy tờ tùy thân, trình bày đầy đủ, rõ ràng những nội dung khiếu nại, tố cáo; những yêu cầu cần giải quyết, cung cấp những tài liệu, chứng cứ liên quan đến vụ việc.

+ Từ chối tiếp những người tiếp tục khiếu nại, tố cáo về những vụ việc đã được cơ quan có thẩm quyền giải quyết đúng chính sách, pháp luật bằng quyết định đã có hiệu lực pháp luật.

+ Nghiên cứu, đề xuất biện pháp để giúp người phụ trách trụ sở thực hiện tốt nhiệm vụ được giao.

+ Mở sổ theo dõi, ghi chép đầy đủ nội dung do công dân trình bày; tiếp nhận, phân loại và xử lý các khiếu nại, tố cáo.

- Người phụ trách Trụ sở có trách nhiệm:

+ Tổ chức hoạt động của Trụ sở theo chức năng, nhiệm vụ và theo sự phân công, giao nhiệm vụ của lãnh đạo các cơ quan Trung ương; thống nhất chỉ đạo, điều hành hoạt động của đại diện các cơ quan Trung ương; theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện nhiệm vụ của các cán bộ ở Trụ sở; tổng hợp tình hình, báo cáo về công tác tiếp công dân tại Trụ sở với Thanh tra Chính phủ, các cơ quan Trung ương.

+ Báo cáo, đề xuất lãnh đạo các cơ quan Trung ương chỉ đạo, đôn đốc các cơ quan có liên quan giải quyết khiếu nại, tố cáo; đôn đốc các tổ chức, cá nhân thực hiện các quyết định giải quyết, kết luận, chỉ đạo của lãnh đạo các cơ quan Trung ương có liên quan đến công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo.

+ Tổ chức các cuộc tiếp công dân, cuộc họp với các cơ quan hữu quan do lãnh đạo các cơ quan Trung ương chủ trì để giải quyết các khiếu nại, tố cáo.

+ Báo cáo với các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước về tình hình vụ việc, kết quả tiếp công dân tại Trụ sở khi có yêu cầu.

+ Chuẩn bị hồ sơ, tài liệu, tổ chức để các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước tiếp công dân khi có yêu cầu.

+ Quản lý tài sản tại Trụ sở tiếp dân của Trung ương Đảng và Nhà nước.

2.2.2 - T chc, b máy cp B, ngành Trung ương

Các Bộ, ngành Trung ương tổ chức tiếp công dân tại cơ quan để nhận các khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền theo quy định của Luật Khiếu nại, tố cáo; có phòng tiếp công dân thuộc Văn phòng Bộ, ngành gồm một số cán bộ tiếp dân chuyên trách (số lượng do từng Bộ, ngành quyết định). Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn do Thủ trưởng các Bộ, ngành quy định cụ thể trên cơ sở pháp luật về tiếp công dân.

2.2.3- T chc, b máy cp tnh, huyn

- Ở cấp tỉnh: Mỗi tỉnh bố trí một Trụ sở tiếp công dân chung cho các cơ quan: Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân, Tỉnh uỷ, Đoàn Đại biểu Quốc hội do Văn phòng UBND cùng cấp quản lý, một Phó Văn phòng UBND phụ trách. Ở các thành phố lớn như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh có thể thành lập cơ quan tiếp công dân thuộc UBND thành phố (tương đương cấp Sở); Trụ sở tiếp công dân ở cấp tỉnh có con dấu riêng. Văn phòng UBND tỉnh bố trí 1 phòng tiếp công dân gồm một số cán bộ chuyên trách, có Trưởng phòng và 1 đến

2 Phó phòng. Tỉnh uỷ, HĐND, Đoàn Đại biểu Quốc hội cử cán bộ tiếp công dân thường xuyên tại Trụ sở.

Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Trụ sở ở cấp tỉnh, cấp huyện cũng tương tự như ở cấp Trung ương sẽ do Chủ tịch UBND cấp tỉnh quy định cụ thể.

Một số sở, ban, ngành của tỉnh và thanh tra tỉnh tổ chức việc tiếp công dân tại cơ quan theo quy định của Luật khiếu nại, tố cáo và theo chức năng, nhiệm vụ.

- Ở cấp huyện có bộ phận tiếp công dân do Văn phòng UBND huyện phụ trách, bố trí 1 đến 2 cán bộ chuyên trách và một số cán bộ không chuyên trách thuộc Văn phòng UBND huyện làm nhiệm vụ tiếp công dân, kiểm tra, đôn đốc việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân, sử dụng dấu của Văn phòng UBND cấp huyện.

Bộ phận tiếp dân ở cấp tỉnh, cấp huyện thuộc Văn phòng Uỷ ban nhân dân để gắn việc tiếp dân với việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các cấp.

Ngoài việc tiếp dân thường xuyên còn phải giúp Chủ tịch trong việc tiếp công dân theo định kỳ và tiếp công dân đột xuất, đồng thời tham mưu cho Chủ tịch trong việc xem xét giải quyết, kiểm tra, đôn đốc việc giải quyết, thi hành quyết định giải quyết khiếu nại, quyết định xử lý tố cáo. Hơn thế nữa bộ phận tiếp dân không chỉ tiếp công dân đến khiếu nại, tố cáo mà còn tiếp dân đến kiến nghị, phản ánh liên quan đến trách nhiệm của các cấp chính quyền, tổ chức đoàn thể. Thực tiễn trong thời gian qua những nơi bộ phận tiếp dân thuộc Văn phòng thì hoạt động thuận lợi hơn, hiệu quả hơn những nơi được bố trí thuộc cơ quan Thanh tra các cấp. Vì vậy bộ phận tiếp dân thuộc Văn phòng Uỷ ban nhân dân các cấp là hợp lý.

2.2.4 - cp xã

Tiếp công dân ở cấp xã là để giải quyết những công việc liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp của công dân thuộc phạm vi, trách nhiệm của địa phương. Các kiến nghị, phản ánh của công dân phải được xem xét, các vụ việc khiếu nại, tố cáo phải được giải quyết dứt điểm tại cơ sở, do đó phải nâng cao trách nhiệm của chính quyền cơ sở trong việc tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo.

Công tác tiếp công dân do 1 Phó Chủ tịch UBND phụ trách, có 1 cán bộ giúp Chủ tịch UBND xã làm công tác tư pháp, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và trực tiếp tiếp công dân, nhận các khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh. Nơi tiếp công dân được bố trí tại trụ sở UBND cấp xã.

2.3 - Về công tác cán bộ

- Tiếp công dân phải được coi như là một nhiệm vụ chuyên môn, chuyên nghiệp, do vậy công chức làm công tác tiếp dân phải có phẩm chất chính trị, có kiến thức về chính sách, pháp luật, am hiểu về thực tiễn, có khả năng giải thích, thuyết phục, vận động quần chúng, và có tinh thần trách nhiệm cao. Thường xuyên đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ về công tác tiếp dân.

Không bố trí những cán bộ, thiếu năng lực, phẩm chất, không làm được việc ở nơi khác về làm công tác tiếp công dân.

- Có quy định về chế độ, trách nhiệm, khen thưởng và có chế tài kỷ luật đối với cán bộ để động viên và nêu cao tinh thần trách nhiệm trong công tác tiếp công dân.

Có chính sách đãi ngộ thỏa đáng (ưu đãi đặc biệt) đối với cán bộ làm công tác tiếp dân để tương xứng với tính chất khó khăn, phức tạp, vất vả của công việc; được xét nâng lương trước kỳ hạn, được luân chuyển công tác trong thời gian nhất định, được hưởng phụ cấp thâm niên công tác.

2.4- Về phương thức hoạt động

Một phần của tài liệu đề tài nghiên cứu khoa học cấp nhà nước KHIẾU NẠI, TỐ CÁO HÀNH CHÍNH - CƠ SỞ LÝ LUẬN, THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP (Trang 117 - 122)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(663 trang)