ICJ và luật tập quán quốc tế

Một phần của tài liệu Giáo trình luật đầu tư quốc tế (Trang 33 - 34)

Mặc dù khơng tạo ra những án lệ có giá trị ràng buộc pháp lý, ICJ là ‘cơ quan tư pháp cao nhất’ của Liên hợp quốc, và các quyết định của ICJ thường được các tòa quốc tế khác áp dụng. Do vậy, các quyết định của ICJ có ảnh hưởng lớn đến các học giả và giới luật gia quốc tế.

Trong Vụ Thềm lục địa Biển Bắc, ICJ giải thích rằng thực tế có hai loại luật tập quán quốc tế.100

- Loại thứ nhất, thường bị bỏ sót, bao gồm các quy tắc pháp luật mà về logic là cần thiết và tự chứng minh là hệ quả của các nguyên tắc cơ bản của pháp luật quốc tế. Thí dụ: trên cơ sở nguyên tắc cơ bản theo đó mỗi quốc gia sẽ có chủ quyền riêng, thì một cách logic, điều cần thiết là chủ quyền của mỗi quốc gia sẽ phải được thực hiện trong tồn bộ phần lãnh thổ nằm phía trong đường biên giới của quốc gia đó.

- Loại thứ hai, là trọng tâm của điều này, bao gồm các quy tắc được gọi là opinio juris (‘ý kiến pháp lý’). Để được coi là opinio juris, một quy tắc phải thỏa mãn hai tiêu chí: thứ nhất, nó phải là một thơng lệ ứng xử chung của các quốc gia đã được hình thành và khơng bị tranh cãi (về tính thống nhất chung - xem Vụ Nicaragua v. USA)101; thứ hai, các quốc gia thực hiện đúng quy tắc này bởi họ cho rằng mình chịu sự ràng buộc của quy tắc đó (nghĩa là khơng chỉ vì truyền thống xưa nay đều làm như vậy, khơng phải vì xã giao và cũng khơng phải vì thơng lệ).

ICJ cho rằng bằng chứng về việc thỏa mãn các tiêu chí này chủ yếu thể hiện bằng cách thức các quốc gia đó hành động như thế nào (Libya/Malta),102 nhưng cũng có thể là từ các hiệp định họ thơng qua và các hành động chính phủ khác (với tần suất ít hơn).103 Một số quy tắc opinio juris có tính suy đốn và khơng có gì ngạc nhiên. Thí dụ: các hành động tự vệ đất nước phải được coi là cần thiết và phù hợp (Nicaragua v. USA).104 Các quy tắc khác mang tính đặc thù địa lý hơn, thí dụ: quyền của

100 Vụ Thềm lục địa Biển Bắc, Quyết định xét xử, Báo cáo ICJ năm 1969, tr. 3 đoạn 39, 77.

101 Các hành động quân sự và bán quân sự chống lại Nicaragua (Nicaragua v. USA), Quyết định xét

xử về nội dung, Báo cáo ICJ năm 1986, tr. 14 đoạn 186.

102 Quyết định xét xử về thềm lục địa (Libyan Arab Jamahiriya/Malta), Báo cáo ICJ năm 1985, tr. 13,

đoạn 27.

103 Wood, M. 2014, Second Report on Identification of Customary International Law, International Law Commission, Phần 66, Hồ sơ chính thức của Đại hội đồng (A/CN.4/672) đoạn 41. Law Commission, Phần 66, Hồ sơ chính thức của Đại hội đồng (A/CN.4/672) đoạn 41.

104 Các hành động quân sự và bán quân sự chống lại Nicaragua (Nicaragua v. USA), Quyết định xét

người cư trú tại Costa Rica được duy trì đánh bắt tại bờ Sơng San Juan của họ là đường biên giới với Nicaragua (Costa Rica v. Nicaragua).105

Một phần của tài liệu Giáo trình luật đầu tư quốc tế (Trang 33 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(197 trang)