BIT Việt Nam Đan Mạch (1994), Điều 2 9 BIT Việt Nam Nhật Bản, Khoản 1 Điều 2.

Một phần của tài liệu Giáo trình luật đầu tư quốc tế (Trang 47)

9 BIT Việt Nam - Nhật Bản, Khoản 1 Điều 2.

Thứ nhất, các BIT giữa Việt Nam với các đối tác nước ngoài đều thống nhất bỏ tất cả các ưu tiên, ưu đãi đối với các nhà đầu tư nước ngồi được hình thành từ: a) liên minh hải quan, hiệp định tự do thương mại, các hiệp định tăng cường thương mại biên giới; và b) các hiệp định thuế quốc tế ra khỏi các nghĩa vụ MFN. Theo ngoại lệ về hội nhập kinh tế, các quyền trước đầu tư do Việt Nam dành cho các nhà đầu tư nước ngồi đến từ các nước ASEAN trong khn khổ ACIA sẽ bị loại trừ ra khỏi nghĩa vụ MFN được quy định trong các BIT của Việt Nam.

Thứ hai, các điều kiện tiếp cận ưu tiên và lợi ích mà một nhà đầu tư có thể được hưởng dựa trên một hợp đồng đầu tư riêng được đàm phán với các cơ quan có thẩm quyền trong nước - hay được gọi là các hợp đồng một lần (one-off deal) sẽ nằm ngoài phạm vi của nguyên tắc MFN. Bởi vì nghĩa vụ này chỉ áp dụng khi mà hành vi đơn lẻ này trở thành một thông lệ chung của nước tiếp nhận đầu tư. Trên thực tế, để được hưởng đối xử theo điều khoản MFN, sự đối xử đó phải là đối xử chung, thường được dành cho các nhà đầu tư từ một nước khác.

Mục 3. TIÊU CHUẨN VỀ SO SÁNH GIỮA CÁC NHÀ ĐẦU TƯ

Nguyên tắc MFN, cũng như các nguyên tắc không phân biệt đối xử, là một tiêu chuẩn mang tính tương đối. Mục đích của nó là để ngăn ngừa phân biệt đối xử giữa những người nước ngồi, để đảm bảo rằng khơng có nhà đầu tư nước ngồi nào được đối xử tốt hơn những nhà đầu tư khác. Việc diễn đạt chính xác về nghĩa vụ MFN là hết sức quan trọng, bởi vì nó đặt ra tiêu chuẩn về sự so sánh giữa các nhà đầu tư nước ngồi đó. Nói một cách khác, việc soạn thảo điều khoản MFN sẽ xác định nhà đầu tư nào sẽ được so sánh, để đánh giá liệu một nhà đầu tư có được đối xử ưu tiên hơn so với người khác không. Các IIA đã sử dụng các tiêu chuẩn so sánh khác nhau.

Việc xây dựng điều khoản chặt chẽ nhất sẽ là để hạn chế nghĩa vụ MFN đối với các nhà đầu tư trong các hoàn cảnh ‘như nhau’ (‘same’) hoặc ‘giống nhau’ (‘identical’). Một số BIT trước đây do Vương quốc Anh ký kết có áp dụng tiêu chuẩn này, bằng cách quy định rằng:

[…] Không một bên ký kết nào được phép đối xử với những khoản đầu tư, lợi nhuận đầu tư của các cá nhân, hoặc công ty của bên ký kết kia kém thuận lợi hơn đối xử mà nó áp dụng trong các hồn cảnh như nhau đối với các khoản đầu tư, lợi nhuận từ đầu tư của các cá nhân hoặc công ty của bất kỳ quốc gia thứ ba nào.10

Một phần của tài liệu Giáo trình luật đầu tư quốc tế (Trang 47)