Sự phát triển và những hạn chế mới trong giải quyết tranh chấp ISDS bằng trọng tà

Một phần của tài liệu Giáo trình luật đầu tư quốc tế (Trang 88)

C. Giải quyết tranh chấp bằng trọng tà

3.Sự phát triển và những hạn chế mới trong giải quyết tranh chấp ISDS bằng trọng tà

ISDS bằng trọng tài

Các thủ tục giải quyết tranh chấp ISDS vẫn gặp phải nhiều ý kiến trái chiều. Ngay từ đầu, việc nhà đầu tư nước ngồi bỏ qua hệ thống tịa án trong nước của nước tiếp nhận đầu tư, để khiếu kiện các biện pháp của chính phủ trong bối cảnh quốc tế, và theo luật pháp quốc tế, là một lợi ích hiếm khi được trao cho các nhà đầu tư trong nước. Vì lý do này, một số nước đã cố gắng giới hạn các vấn đề có thể được đưa ra để giải quyết theo thủ tục giải quyết tranh chấp ISDS, hoặc yêu cầu thực hiện các bước thủ tục nhất định trước khi khởi xướng thủ tục giải quyết tranh chấp này.

Trong các BIT gần đây mà Trung Quốc ký kết với nước ngoài, phần lớn đều quy định cho phép sử dụng các cơ chế giải quyết tranh chấp ISDS. Theo truyền thống, Trung Quốc vẫn hạn chế sự chấp thuận thẩm quyền của trọng tài đối với tranh chấp liên quan tới mức bồi thường, khi nhà đầu tư bị Nhà nước tước quyền sở hữu. Các tranh chấp về vấn đề khác, như sự tồn tại của hành vi tước quyền sở hữu hoặc vi phạm các nghĩa vụ trong IIA, sẽ được giải quyết tại các tịa án trong nước hoặc có thể được đưa ra trọng tài, thông qua sự thoả thuận của các nhà đầu tư và các cơ quan nhà nước có thẩm quyền.14

Một số BIT đã loại bỏ sự hạn chế đáng kể này, cho phép đơn phương chấp thuận thẩm quyền của trọng tài với tranh chấp liên quan đến tất cả các nguyên tắc trong IIA. BIT Trung Quốc - Mozambique năm 2001 là một thí dụ:

Bất kỳ tranh chấp nào, nếu khơng thể giải quyết trong vịng 6 tháng bằng phương thức thỏa thuận […], phải được đệ trình theo yêu cầu của một trong hai bên đến:

(a) Trung tâm giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế (ICSID) [..], hoặc (b) Trọng tài vụ việc.15

Sự hạn chế sử dụng trọng tài giải quyết tranh chấp ISDS, mặc dù vẫn còn là ngoại lệ, nhưng đã phổ biến hơn trong các quy định về đầu tư theo các FTA. Các hiệp định do Cộng đồng châu Âu ký kết, như: Hiệp định hợp tác với Chile, khơng có quy định trọng tài ISDS.

Một phần của tài liệu Giáo trình luật đầu tư quốc tế (Trang 88)