Khái niệm nguyên tắc FET

Một phần của tài liệu Giáo trình luật đầu tư quốc tế (Trang 61 - 62)

Các tiêu chuẩn đối xử mang tính ‘tương đối’ như nguyên tắc MFN và nguyên tắc NT thường mở rộng những quyền vốn đã được trao cho một số nhà đầu tư sang cho các nhà đầu tư và các khoản đầu tư của bên kí kết. Tuy nhiên, các tiêu chuẩn này không cung cấp sự đảm bảo khách quan về sự đối xử ‘tốt’ dành cho các nhà đầu tư nước ngoài. Quả thực, các nghĩa vụ MFN và NT có thể sẽ ít có tác dụng trong trường hợp tất cả các nhà đầu tư đều phải được đối xử bình đẳng như nhau.

Các tiêu chuẩn đối xử ‘tuyệt đối’ nhằm đảm bảo sự đối xử thỏa đáng cho các nhà đầu tư nước ngoài, độc lập với những gì nước tiếp nhận đầu tư dành cho các nhà đầu tư trong nước hoặc nhà đầu tư từ các quốc gia khác. Người ta tìm thấy một số công thức quy định trong các BIT thể hiện nghĩa vụ của nước tiếp nhận đầu tư phải đảm bảo việc đối xử ‘tốt’ ở chuẩn mực tối thiểu nhất định cho các nhà đầu tư nước ngoài. Hầu hết các công thức này đều liên quan đến yêu cầu phổ biến nhất là đảm bảo sự ‘đối xử công bằng và thỏa đáng’ (‘FET’) dành cho các nhà đầu tư nước ngoài.

Mặc dù nguyên tắc FET đã được sử dụng rộng rãi trong thời gian dài, nhưng nội dung và ý nghĩa chính xác của tiêu chuẩn này vẫn chưa được hiểu một cách thống nhất. UNCTAD đã chỉ ra rằng có ít nhất hai quan điểm khác nhau về cách hiểu chính xác của thuật ngữ FET: (i) Hiểu theo ý nghĩa thông thường; và (ii) So sánh tiêu chuẩn này với tiêu chuẩn quốc tế tối thiểu (MTS).

Ngoài ra, FET đang trở thành một trong những nguyên tắc quan trọng nhất, nếu khơng muốn nói là ngun tắc quan trọng nhất trong các nghĩa vụ chính được nêu trong BIT, và phần lớn các phán quyết được tuyên cho nhà đầu tư nước ngoài đều được quyết định toàn bộ hay một phần dựa trên vi phạm tiêu chuẩn này.

Một số khía cạnh của khái niệm ‘quản trị tốt’ được các hội đồng trọng tài coi là thuộc phạm vi của nguyên tắc FET. Những khía cạnh này bao gồm tính minh bạch, quy trình xét xử cơng bằng, xét xử bằng trọng tài khơng phân biệt đối xử, và ngun tắc thiện chí. Bên cạnh đó, những hành động của Chính phủ vượt q phạm vi thẩm quyền hợp pháp của cơ quan nhà nước có liên quan, hay các biện pháp cản trở những mong ước chính đáng (‘legitimate expectation’) của nhà đầu tư nước ngoài cũng được coi là những yếu tố có thể dẫn đến vi phạm tiêu chuẩn FET.

Tiêu chuẩn này đã được áp dụng trong nhiều vụ việc, đối với một số hành vi, thí dụ như: khơng gia hạn giấy phép khai thác bãi chôn lấp rác thải ở Mexico; yêu cầu chuẩn bị các tài liệu được xác định là ‘quá mức cần thiết’ để xin cấp giấy phép xuất khẩu trong ngành lâm nghiệp ở Canada; một quan chức chính phủ chuyển khoản tiền một cách khơng chính đáng từ tài khoản cá nhân; khơng gửi thông báo trực tiếp và đầy đủ cho chủ tàu về việc giữ tàu, mặc dù thơng báo đó đã được đặt trên tàu; …

Một phần của tài liệu Giáo trình luật đầu tư quốc tế (Trang 61 - 62)