13 BIT Trung Quốc Iran, Điều 4.1 14 AIA, các Điều 7.1(a) và 8.1.
TÓM TẮT CHƯƠN G
Về đầu tư, MFN nhằm tạo ra các điều kiện cạnh tranh bình đẳng cho tất cả các nhà đầu tư nước ngồi, khơng kể quốc gia xuất xứ của họ. Nguyên tắc này là một trong những nền tảng của các IIA và nó cho phép các nhà đầu tư được bảo hộ bởi một IIA, theo đó địi hỏi các lợi ích giống như những lợi ích dành cho các nhà đầu tư của các nước khác, bất kể những lợi ích đó được xác lập trong các IIA khác hay trong thực tiễn thi hành pháp luật của quốc gia tiếp nhận đầu tư. Vai trò của các điều khoản MFN trở nên đặc biệt quan trọng sau khi các IIA trở nên phổ biến, vì điều khoản MFN có thể giúp duy trì sân chơi bình đẳng, cho dù mỗi IIA quy định một biện pháp đối xử khác nhau.
Điều khoản MFN có ý nghĩa quan trọng, đặc biệt đối với các IIA, bởi vì việc đưa ra các biện pháp đối xử khác biệt cho các đối tác khác nhau khơng có ý nghĩa gì, nếu IIA có bao gồm điều khoản MFN. Nhưng đồng thời, đối xử MFN thậm chí có thể làm tăng thêm tính phức tạp của các cơ chế đầu tư. Mặc dù theo truyền thống được coi là một điều khoản tiêu chuẩn mà khơng có những nội hàm quan trọng liên quan đến giải quyết tranh chấp, và không bị ảnh hưởng bởi những nhạy cảm chính sách của các điều khoản khác (như NT), nguyên tắc MFN đã thu hút được sự quan tâm mới của các nhà lập pháp về đầu tư quốc tế dưới tác động của việc áp dụng điều khoản này trong thời gian gần đây của các hội đồng trọng tài. Trên thực tế, phạm vi nghĩa vụ MFN, giống như bất kỳ điều khoản về nội dung khác của IIA, bị hạn chế bởi không chỉ phạm vi tổng thể của IIA, mà cịn bởi cách diễn đạt của chính điều khoản này.
CÂU HỎI / BÀI TẬP
1. Vụ Maffezini đưa ra khả năng áp dụng MFN đối với việc giải quyết tranh chấp. Bạn đánh giá như thế nào về thời hạn 18 tháng mà trong đó nhà đầu tư phải đưa tranh chấp các tòa án trong nước? Có phải nó đơn thuần chỉ là gánh nặng về thủ tục? Liệu MFN có nên giúp cho bên nguyên đơn có thể tận dụng các lợi thế của các IIA khác mà khơng có những quy định về yêu cầu như vậy không? 2. Trong đoạn 63 của phán quyết trong vụ Maffezini, hội đồng
trọng tài đã liệt kê một số trường hợp ngoại lệ có thể có đối với quy tắc của mình. Hãy đọc kỹ. Câu hỏi: Hội đồng trọng tài đã tìm thấy chúng ở đâu? Bạn có nghĩ rằng chúng có thể được áp dụng dễ dàng trong thực tế không?
3. Liệu sự khác biệt giữa vụ Maffezini và vụ Plama có thể được giải thích bằng ngơn ngữ của BIT khơng?
TÀI LIỆU CẦN ĐỌC
1. Emmanuel Gaillard, ‘Xác định thẩm quyền thông qua điều khoản tối huệ quốc’, Tạp chí Luật New York, ngày 02/6/2005.
2. Ruth Teitelbaum, ‘Ai sợ Maffezini? Những diễn biến gần đây trong việc giải thích các điều khoản tối huệ quốc’, Tạp chí Trọng tài Quốc tế số 22 225, 232-237 (2005).
3. Vụ Maffezini v. Tây Ban Nha, ICSID, Vụ số ARB/97/7, Phán quyết của trọng tài về phản đối thẩm quyền, ngày 25/01/2000, tr. 14-25. 4. Vụ Công ty Plama Consortium Ltd v. Bulgaria, ICSID, Vụ số ARB/03/24,
Phán quyết về thẩm quyền, ngày 08/02/2005, ¶183-227.
5. Vụ Impregilo S.p.A. v. Argentina, ICSID, Vụ số ARB/07/17, Ý kiến đồng thuận và bất đồng của Giáo sư Brigitte Stern, ngày 21/6/2011.
6. R. Doak Bishop, James Crawford & W. Michael Reisman, Tranh chấp đầu tư nước ngồi: Án lệ, tài liệu và bình luận, 1087-1102; 1133-1165 (Kluwer 2005).
7. Rudolph Dolzer and Christoph Schreuer, Nguyên tắc Luật đầu tư quốc tế, 178-190 (Oxford 2008).
8. Christopher F. Dugan, Don Wallace JR, Noah D. Rubins & Borzu Sabahi, Trọng tài nhà đầu tư - Nhà nước, 397-427 (Oxford 2008). 9. Meg Kinnear, Andrea K. Bjorklund & John F. G. Hannaford, Các
tranh chấp đầu tư theo NAFTA: Hướng dẫn thực hiện NAFTA, Chương 11, tr. 1102.10-1102.58; 1103.6-1103.27 (Kluwer 2006, cập nhật lần cuối năm 2009).
10. Campbell McLachlan, Laurence Shore & Matth Weiniger, Trọng tài đầu tư quốc tế: Các nguyên tắc về nội dung, tr. 251-257; 262-263 (Oxford, 2007).
11. Andrew Newcombe & Luis Paradell, Pháp luật và thực tiễn về các hiệp định đầu tư 147-232 (Kluwer 2008).
12. Susan D. Franck, Các Phán quyết quốc tế: Vụ Cơng ty Sản xuất và Thăm dị Tây Âu kiện Ecuador, 99 AM. J. Int’l L. 675 (2005).
13. UNCTAD, Đối xử quốc gia, UNCTAD / ITE / IIT / 11 (Vol IV) (1999). Yas Banifatemi, ‘Những quan điểm mới về đường lối giải thích và áp dụng điều khoản MFN trong trọng tài đầu tư’ trong Luật về các hiệp định đầu tư, Số hiện tại III, tr. 241 (Andrea K. Bjorklund, Ian A. Laird và Sergey Ripinsky eds, BIICL 2009).
14. Stephan W. Shill, Đa phương hóa Luật đầu tư quốc tế, tr. 121-196 (Cambridge 2009).