D. Các quy định về bảo hộ đầu tư
E. Các quy định về ngoại lệ
Khi chấp nhận các nghĩa vụ quốc tế đối với đầu tư nước ngoài, các nước tiếp nhận đầu tư muốn duy trì sự linh hoạt trong hoạch định chính sách để theo đuổi và cân bằng các mục tiêu khác nhau. Vì thế, Hiệp định ACIA quy định một số trường hợp ngoại lệ khi cần ưu tiên một số vấn đề hơn việc thu hút đầu tư qua cam kết bảo hộ đầu tư. Song để tránh việc lạm dụng ngoại lệ nhằm bỏ qua các nghĩa vụ bảo hộ đầu tư trong ACIA, quy định về ngoại lệ thường kèm theo các điều kiện chặt chẽ.
Thứ nhất, nước tiếp nhận đầu tư có quyền ngăn cản hay trì hỗn việc chuyển tiền để đảm bảo thực thi pháp luật của mình. Ngoại lệ này được điều chỉnh chi tiết với các điều kiện là phải áp dụng luật trong nước một cách cơng bằng, khơng phân biệt đối xử và có thiện ý. Hơn nữa, các nước ASEAN chỉ được phép sử dụng ngoại lệ này trong một số lĩnh vực chính sách, hay nhằm bảo vệ lợi ích của các đối tượng khác ngồi nhà đầu tư nước ngoài, như người lao động, chủ nợ và lợi ích cơng cộng. Khoản 3 Điều 13 liệt kê tất cả các trường hợp pháp luật và quy định thuộc ngoại lệ này là liên quan tới việc phá sản, vỡ nợ, hoặc bảo hộ các quyền của chủ nợ; phát hành, kinh doanh chứng khoán, hợp đồng tương lai, quyền chọn, hoặc các chứng khoán phái sinh; tội phạm hình sự và việc thu giữ tiền có được từ tội phạm; báo cáo tài chính hoặc hạch tốn các khoản được chuyển khi cần thiết, để hỗ trợ các cơ quan thực thi pháp luật hoặc quản lý tài chính; đảm bảo tuân thủ các quyết định hoặc bản án trong tố tụng tư pháp hoặc hành chính; thuế; an sinh xã hội, hưu trí, hoặc các chương trình tiết kiệm bắt buộc; quyền thơi việc của người lao động; và yêu cầu đăng ký và đáp ứng các thủ tục khác của Ngân hàng Trung ương và các cơ quan khác có liên quan của một nước thành viên.
Thứ hai, Điều 16 ACIA cho phép nước tiếp nhận đầu tư ban hành hoặc duy trì các hạn chế đối với việc thanh toán và chuyển tiền liên quan đến khoản đầu tư, nhằm duy trì mức dự trữ tài chính cần thiết đầy đủ cho việc thực hiện các chương trình phát triển kinh tế của mình. Hồn cảnh mà nước tiếp nhận đầu tư được quyền áp dụng ngoại lệ này là trong trường hợp có khó khăn nghiêm trọng hoặc nguy cơ như vậy về cán cân thanh tốn và tài chính đối ngoại. Hơn nữa, biện pháp ngoại lệ phải đáp ứng các yêu cầu sau:
(a) Phải phù hợp với Điều lệ IMF;
(b) Không phân biệt đối xử giữa các nước ASEAN;
(c) Hạn chế thiệt hại khơng cần thiết đối với lợi ích thương mại, kinh tế và tài chính của bất kỳ nước ASEAN nào khác;
(d) Không vượt quá mức cần thiết;
(e) Chỉ mang tính tạm thời và phải loại bỏ dần dần khi tình hình được cải thiện và
(f) Phải đảm bảo chế độ đối xử tối huệ quốc.
Thứ ba, theo ngoại lệ chung của ACIA, khơng có quy định nào của Hiệp định ngăn cản nước tiếp nhận đầu tư tiến hành các biện pháp khơng mang tính phân biệt đối xử tùy tiện hay hạn chế trá hình và cần thiết để đạt được những mục tiêu chính sách chính đáng, như bảo vệ an ninh cơng cộng, đạo đức cơng, duy trì trật tự cơng, bảo vệ cuộc sống hay sức khỏe của con người, động, thực vật, bảo tồn tài nguyên thiên nhiên có thể bị cạn kiệt, …93
Thứ tư, ngoại lệ an ninh quy định ở Điều 18 nêu rõ rằng Hiệp định không nhằm cản trở việc các nước ASEAN thực hiện các hành động được cho là cần thiết để bảo vệ các lợi ích an ninh thiết yếu của mình, bao gồm nhưng không giới hạn trong: hoạt động liên quan đến vật liệu phân hạch và nhiệt hạch hoặc các vật liệu dùng để sản xuất vật liệu phân hạch và nhiệt hạch; hoạt động liên quan đến việc buôn bán vũ khí, đạn dược và phương tiện chiến tranh, và bn bán những hàng hóa và các vật liệu khác có thể trực tiếp hoặc gián tiếp phục vụ cho mục đích tiếp tế cho một cơ sở quân sự; hoạt động tiến hành trong chiến tranh hoặc tình trạng khẩn cấp khác trong nước hoặc quốc tế; hoạt động để bảo vệ cơ sở hạ tầng công cộng quan trọng (bao gồm thông tin liên lạc, điện, nước) khỏi những âm mưu phá hoại; hoặc ngăn cản các nước thành viên thực hiện bất kỳ hành động nào thuộc nghĩa vụ của mình theo Hiến chương Liên hợp quốc trong việc duy trì hịa bình và an ninh quốc tế.