GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP ĐẦU TƯ QUỐC TẾ (ISDS) CỦA VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Giáo trình luật đầu tư quốc tế (Trang 180)

D. Bảo đảm đầu tư kinh doanh trong trường hợp thay đổi pháp luật

GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP ĐẦU TƯ QUỐC TẾ (ISDS) CỦA VIỆT NAM

• Giới thiệu thực trạng xử lý tranh chấp của các cơ quan nhà nước Việt Nam;

• Thảo luận thực tiễn ISDS tại Việt Nam.

CHƯƠNG 12

GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP ĐẦU TƯ QUỐC TẾ (ISDS) CỦA VIỆT NAM CỦA VIỆT NAM

Tranh chấp đầu tư quốc tế là tranh chấp giữa nhà đầu tư nước ngồi và Chính phủ nước tiếp nhận đầu tư liên quan đến khoản đầu tư của nhà đầu tư trên lãnh thổ của nước tiếp nhận đầu tư, và tranh chấp phát sinh từ sự vi phạm pháp luật trong nước của nước tiếp nhận đầu tư, IIA, và HĐ đầu tư QT. Các sự kiện chủ yếu dẫn đến tranh chấp đầu tư thường là việc Chính phủ nước tiếp nhận đầu tư tiến hành việc thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; điều chỉnh/không điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; thu hồi đất; áp thuế đối với chuyển nhượng vốn, …

Từ năm 2010, số lượng các vụ tranh chấp giữa nhà đầu tư nước ngoài và các cơ quan nhà nước ở Việt Nam tăng đáng kể. Đến thời điểm cuối năm 2017, Chính phủ Việt Nam đã và đang tham gia khoảng 10 vụ ISDS,1 trong đó có 5 vụ đã được cơng bố trên website của UNCITRAL, và Chính phủ Việt Nam đã thắng kiện 3 vụ, đạt được thỏa thuận giải quyết tranh chấp 1 vụ.2

Mục 1. QUY TRÌNH ĐIỀU PHỐI HOẠT ĐỘNG ISDS CỦA VIỆT NAM

Mục 1 này sẽ giới thiệu 3 nội dung sau đây:

Thứ nhất: Quy chế phối hợp trong giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế của Việt Nam (Quy chế 04) (1);

Thứ hai: Các cơ quan tham gia ISDS theo Quy chế 04 (2); Thứ ba: Quy trình phối hợp ISDS theo Quy chế 04 (3).

Một phần của tài liệu Giáo trình luật đầu tư quốc tế (Trang 180)