Các điều 55, 56 Luật đầu tư năm 2014.

Một phần của tài liệu Giáo trình luật đầu tư quốc tế (Trang 177 - 179)

D. Bảo đảm đầu tư kinh doanh trong trường hợp thay đổi pháp luật

9 Các điều 55, 56 Luật đầu tư năm 2014.

hàng Nhà nước Việt Nam. Dự án đầu tư ra nước ngồi có thể bị chấm dứt khi xảy ra một trong các trường hợp quy định tại Điều 62 Luật đầu tư năm 2014.

Đối với hoạt động đầu tư gián tiếp, nhà đầu tư là cá nhân mang quốc tịch Việt Nam chỉ được thực hiện đầu tư gián tiếp ra nước ngồi dưới hình thức tham gia chương trình thưởng cổ phiếu phát hành ở nước ngồi. Trong khi đó, các tổ chức kinh tế có thể thực hiện hoạt động đầu tư gián tiếp ra nước ngoài đa dạng hơn như: trực tiếp mua, bán chứng khốn, các giấy tờ có giá khác ở nước ngồi, và đầu tư thơng qua việc mua, bán chứng chỉ quỹ đầu tư chứng khốn ở nước ngồi, ủy thác đầu tư cho các định chế tài chính trung gian khác ở nước ngồi.

TÓM TẮT CHƯƠNG 11

Pháp luật Việt Nam điều chỉnh quan hệ đầu tư quốc tế là các nguyên tắc, quy phạm điều chỉnh hoạt động đầu tư nước ngoài tại Việt Nam và hoạt động đầu tư ra nước ngoài của doanh nghiệp Việt Nam. Tuy nhiên, khi nhắc đến pháp luật quốc gia điều chỉnh quan hệ đầu tư quốc tế thì chức năng điều chỉnh hoạt động đầu tư nước ngoài được chú trọng hơn. Nói cách khác, dù nhà đầu tư đồng thời chịu sự điều chỉnh của pháp luật nước đầu tư và nước tiếp nhận đầu tư, song pháp luật của nước đầu tư có tác động mạnh mẽ hơn cả đến hoạt động đầu tư kinh doanh của nhà đầu tư. Do đó, để thu hút đầu tư nước ngồi, thì việc xây dựng pháp luật về đầu tư rõ ràng, minh bạch, đảm bảo sự bình đẳng là yêu cầu tất yếu đối với Việt Nam.

Theo pháp luật Việt Nam, nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào Việt Nam và nhà đầu tư Việt Nam đầu tư ra nước ngồi đều được khuyến khích và tạo điều kiện ưu đãi, hỗ trợ nhất định. Nhà đầu tư nước ngoài và nhà đầu tư trong nước cũng được đối xử bình đẳng khi tiếp cận những biện pháp bảo đảm đầu tư, ưu đãi đầu tư, hỗ trợ đầu tư cũng như tất cả các biện pháp khác tác động hoặc liên quan đến hoạt động đầu tư kinh doanh. Trên nguyên tắc thực hiện tự do hoá thương mại trong dịch chuyển vốn quốc tế, pháp luật về đầu tư quốc tế của Việt Nam đã có những điều chỉnh, thay đổi, bổ sung theo hướng rõ ràng, minh bạch, giảm bớt các thủ tục hành chính và tăng cơ hội tiếp cận thị trường cho nhiều nhà đầu tư hơn. Nhìn chung, các quy định của pháp luật Việt Nam điều chỉnh quan hệ đầu tư quốc tế đã có sự tương thích với các điều ước quốc tế về đầu tư cũng như các điều ước khác mà Việt Nam là thành viên.

CÂU HỎI / BÀI TẬP

1. So sánh những quy định về hoạt động đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài và tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngồi theo pháp luật Việt Nam.

2. Nhà đầu tư nước ngồi muốn đầu tư kinh doanh ở Việt Nam có thể thực hiện thơng qua những hình thức nào? Theo anh (chị), hình thức đầu tư kinh doanh nào là phù hợp nhất trong điều kiện kinh tế - xã hội của Việt Nam?

3. Nhà đầu tư nước ngồi và tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài được phép đầu tư kinh doanh vào các ngành nghề nào? Trình bày quan điểm cá nhân về tác động thu hút đầu tư của Danh mục những ngành nghề kinh doanh có điều kiện.

4. Nhà đầu tư nước ngồi và tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngồi được ưu đãi đầu tư trong những lĩnh vực nào?

5. Tại sao nhà đầu tư nước ngồi và tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngồi được ưu đãi đầu tư khi đầu tư vào những địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn hoặc đặc biệt khó khăn? 6. Nhà đầu tư nước ngồi phải thực hiện những thủ tục gì khi tiến

hành đầu tư kinh doanh tại Việt Nam?

7. Thủ tục quyết định chủ trương đầu tư và Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư áp dụng đối với những dự án đầu tư nước ngoài nào? 8. Thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư áp dụng đối với dự

án đầu tư nào?

9. Thủ tục cấp Giấy đăng ký kinh doanh áp dụng đối với những hoạt động đầu tư kinh doanh nào?

10. Các biện pháp bảo đảm đầu tư nào được Nhà nước Việt Nam áp dụng đối với nhà đầu tư?

11. Các biện pháp ưu đãi đầu tư nào được Nhà nước Việt Nam áp dụng đối với nhà đầu tư?

12. Nhà đầu tư Việt Nam phải thực hiện những thủ tục gì để đầu tư ra nước ngồi?

13. Những dự án đầu tư nào thuộc diện quyết định chủ trương đầu tư ra nước ngoài?

14. Nhà đầu tư Việt Nam có được quyền tự do định đoạt lợi nhuận có được từ hoạt động đầu tư nước ngồi hay khơng? Vì sao?

15. Nhà đầu tư Việt Nam đầu tư ra nước ngoài chịu sự điều chỉnh của những nguồn luật nào?

TÀI LIỆU CẦN ĐỌC

1. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật đầu tư (2009), Nxb. Cơng an nhân dân, Hà Nội;

2. Lê Hữu Nghĩa, Lê Văn Chiến, Nguyễn Viết Thông, Tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài đến năng suất lao động và trình độ cơng nghệ của Việt Nam (2014), Nxb. Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội;

3. Nguyễn Thị Dung, ‘Thực thi quy định về ngành nghề cấm kinh doanh và ngành nghề kinh doanh có điều kiện theo Luật đầu tư năm 2014’ (tháng 01/2016), Tạp chí Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội. Websites: 1. UNCTAD, http://investmentpolicyhub.unctad.org/ 2. http://tapchitaichinh.vn/ 3. http://vbpl.vn/ 4. https://www.italaw.com/cases/155

Một phần của tài liệu Giáo trình luật đầu tư quốc tế (Trang 177 - 179)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(197 trang)