D. Các quy định về bảo hộ đầu tư
1. Lịch sử phát triển pháp luật điều chỉnh quan hệ đầu tư quốc tế của Việt Nam
Việt Nam
Do điều kiện lịch sử, pháp luật điều chỉnh quan hệ đầu tư quốc tế ở Việt Nam ra đời khá muộn và chậm hoàn thiện. Trong giai đoạn năm 1945, sau khi giành được chính quyền, Nhà nước đã có sự điều chỉnh nhất định tới hoạt động đầu tư, nhưng những văn bản pháp luật trong thời kỳ này khá lỏng lẻo và hầu hết chỉ tồn tại dưới dạng Sắc lệnh của Chủ tịch nước. Các sắc lệnh đã tiếp tục thừa nhận và cho phép các công ti và các hãng ngoại quốc thực hiện hoạt động kinh doanh ở Việt Nam (Sắc lệnh của Chủ tịch lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà số 48 ngày 09/10/1945), quy định hoạt động đầu tư của kinh tế Nhà nước (Sắc lệnh 104-SL ngày 01/01/1948, Sắc lệnh 127-SL ngày 04/11/1952) và cho phép sự hợp tác đầu vốn giữa Nhà nước và tư nhân (Sắc lệnh số 6-SL ngày 20/01/1950). Dù vậy, trong giai đoạn này, nhiệm vụ được đặt lên hàng đầu của Nhà nước không phải là phát triển kinh tế mà là giành độc lập. Do vậy, ngoài các sắc lệnh nêu trên cũng khơng có thêm các văn bản pháp luật do cơ quan quyền lực nhà nước ban hành điều chỉnh hoạt động đầu tư.
Trong giai đoạn trước năm 1986, Đảng và Nhà nước Việt Nam chủ trương xây dựng nền kinh tế vận hành theo cơ chế kế hoạch hoá tập trung với hai thành phần kinh tế chủ đạo là kinh tế quốc doanh và kinh tế tập thể. Để điều chỉnh hoạt động đầu tư của các chủ thể thuộc hai thành phần kinh tế này, như xí nghiệp quốc doanh, xí nghiệp liên hợp hay hợp tác xã, Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản pháp luật. Tuy nhiên trong cơ chế kế hoạch hố tập trung, pháp luật về đầu tư khơng phải là công cụ quan trọng trong điều chỉnh hoạt động đầu tư. Trong giai đoạn này, khu vực kinh tế tư nhân khơng được thừa nhận, do đó về mặt pháp lý, hoạt động đầu tư của các chủ thể trong khu vực kinh tế tư nhân cũng không được điều chỉnh. Song đối với khu vực kinh tế nước ngồi, Đảng và Nhà nước đã có sự quan tâm nhất định. Cụ thể, tại Đại hội Đảng lần thứ IV năm 1976 đã khẳng định: ‘Việc đẩy mạnh quan hệ phân chia và hợp tác song phương trong lĩnh vực kinh tế và phát triển các quan hệ kinh tế với các nước khác có một vai trị vơ cùng quan trọng’. Thực hiện chủ trương này, văn bản pháp quy riêng biệt đầu tiên về đầu tư nước ngồi đã được Chính phủ ban hành nhằm khuyến khích và điều chỉnh hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam là Nghị định 115/CP ngày 18/4/1977 của Hội đồng Bộ trưởng ban hành Điều lệ
đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, thường được gọi là Điều lệ đầu tư năm 1977. Điều lệ đầu tư năm 1977 là tiền thân của Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 1987. Trong giai đoạn này, vấn đề đầu tư ra nước ngoài chưa được điều chỉnh.
Năm 1986, Đại hội Đảng lần thứ VI đã đề ra những chính sách đổi mới, đánh dầu bước ngoặt quan trong quá trình trình phát triển kinh tế đất nước với quyết định phát triển kinh tế nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Đại hội cũng nhấn mạnh đến việc mở rộng giao lưu quốc tế để thu hút vốn đầu tư nước ngoài nhằm phát triển kinh tế đất nước. Do vậy, thực hiện Nghị quyết số 19 của Bộ Chính trị ngày 17/7/1984 và Nghị quyết Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thứ 7 (khoá V) ngày 20/12/1984 về việc bổ sung và hoàn thiện Điều lệ đầu tư đã ban hành năm 1977, tiến tới xây dựng một Luật đầu tư hoàn chỉnh, tại kỳ họp thứ 2 Quốc hội Khoá 8 ngày 31/12/1987 đã thơng qua Luật đầu tư nước ngồi tại Việt Nam. Có thể nói sự ra đời của Luật đầu tư nước ngồi tại Việt Nam năm 1987 xuất phát từ những yêu cầu khách quan của sự vận động xã hội, nó đã tạo ra được một mơi trường pháp lý cao hơn để thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam. Sau khi Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam ra đời năm 1987, đánh dấu mốc lịch sử hình thành cho đến nay, Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam đã qua 2 lần sửa đổi, bổ sung vào năm 1990 và năm 1992.
Tại kỳ họp thứ 10 ngày 12/11/1996, Quốc hội Khoá IX, Luật đầu tư nước ngồi mới đã được thơng qua, thường gọi Luật đầu tư nước ngoài năm 1996, được soạn thảo trên cơ sở gộp các Luật đầu tư nước ngoài 1987, Luật đầu tư nước ngoài sửa đổi 1990 và Luật đầu tư nước ngồi sửa đổi 1992. Ngày 09/6/2000, Quốc hội đã thơng qua Luật đầu tư nước ngoài sửa đổi với 02 điều khoản mới bổ sung và 20 điều khoản được sửa đổi trong Luật đầu tư nước ngoài 1996. Trên cơ sở Luật đầu tư nước ngồi, Chính phủ và các bộ, ngành đã ban hành một số lượng lớn các văn bản hướng dẫn thi hành, tạo ra một hệ thống pháp luật đầu tư nước ngoài điều chỉnh khá toàn diện hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam. Tuy nhiên, dù đã được cải cách rất nhiều và có tác động nhất định trong thu hút đầu tư, song Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam vẫn được cho là chưa hồn thiện, hành chính hố hoạt động đầu tư và thiếu đồng bộ.
Trong nỗ lực khơng ngừng hồn thiện mơi trường đầu tư, môi trường pháp lý, tạo sự thống nhất trong hệ thống pháp luật về đầu tư,
tạo một ‘sân chơi’ bình đẳng, khơng phân biệt đối xử giữa các nhà đầu tư, đơn giản hoá thủ tục đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi để thu hút và sử dụng hiệu quả các nguồn vốn đầu tư đáp ứng yêu cầu hôi nhập kinh tế quốc tế, năm 2005 Quốc hội đã ban hành Luật đầu tư, có hiệu lực từ ngày 01/7/2006. Luật đầu tư 2005 thay thế Luật đầu tư nước ngồi 1996 và Luật khuyến khích đầu tư trong nước. Để hướng dẫn thực thi Luật đầu tư 2005, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 108/2006/NĐ- CP ngày 22/9/2006 quy định chi tiết và hướng dẫn một số điều của Luật đầu tư. Sự khác biệt cơ bản giữa Luật đầu tư 2005 với Luật đầu tư nước ngoài là Luật đầu tư chỉ quy định các nội dung liên quan đến hoạt động đầu tư, còn các nội dung liên quan đến cơ cấu tổ chức và hoạt động của doanh nghiệp thì sẽ do Luật doanh nghiệp điều chỉnh, các mức ưu đãi về thuế sẽ do các văn bản pháp luật về thuế điều chỉnh và các nội dung mang tính chất đặc thù khác do pháp luật chuyên ngành điều chỉnh.
Dù vậy, sau 8 năm thực hiện, Luật đầu tư 2005 đã bộc lộ nhiều điểm hạn chế, bất cập như không đồng bộ với các đạo luật liên quan đến đầu tư kinh doanh (Luật chứng khoán, Luật thuế thu nhập doanh nghiệp, Luật xây dựng, Luật đất đai, …) do các đạo luật này mới được ban hành hoặc sửa đổi, hay các quy định không cụ thể, thiếu minh bạch, các biện pháp bảo đảm đầu tư chưa được cập nhật và phản ánh đầy đủ cam kết của Việt Nam về bảo hộ đầu tư trong các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, … Vì vậy, năm 2014, Quốc hội đã ban hành Luật đầu tư 2014, có hiệu lực từ ngày 01/7/2015. Sự ra đời của Luật đầu tư 2014 thể hiện sự nỗ lực của Việt Nam trong việc xây dựng môi trường đầu tư thuận lợi cũng như thực hiện các cam kết quốc tế.1