C. Giải quyết tranh chấp bằng trọng tà
2. Xu thế soạn thảo các ‘điều khoản bao trùm’
Trước khi tìm hiểu về thực tiễn các IIA hiện đại, điều quan trọng là phải dựa vào các vụ việc để tìm ra lý do cơ bản dẫn tới sự tồn tại của ‘điều khoản bao trùm’ trong các IIA. Các cơ quan giải quyết tranh chấp đã công nhận một nguyên tắc effet utile - cách giải thích làm cho một điều khoản có hiệu quả hơn là khơng được ưa thích - có lợi cho các nhà đầu tư.36 Cách tiếp cận có lợi cho nhà đầu tư nói trên là một hệ quả hợp lý của việc áp dụng các quy tắc diễn giải theo Điều 31 Công ước Viên về Luật điều ước quốc tế, trong đó ‘đối tượng và mục đích’ của IIA là để bảo hộ đầu tư.37 Về vấn đề này, Schreuer chỉ ra rằng phương pháp giải thích trong vụ SGS v. Philippines được ưa chuộng hơn so với vụ SGS v. Pakistan, vì vụ kiện Philippines ‘đem lại cơng bằng cho một điều khoản rõ ràng được thiết kế để tăng cường bảo hộ cho nhà đầu tư’.38
Cách tiếp cận có lợi cho nhà đầu tư như trên đã dấy lên một số nghi ngờ. Douglas chỉ trích cách tiếp cận này, coi đó là cách làm thiên vị: Một cách giải thích sẽ khơng thể chính xác, nếu chính sách khuyến khích đầu tư nước ngồi có thể khơng bao giờ tạo ra sự giải thích có lợi cho nước tiếp nhận đầu tư, cả về mặt kinh nghiệm lẫn logic.39
Tương tự, Franck đã cảnh báo về việc lạm dụng sự kiểm tra dựa trên tiêu chí đối tượng và mục đích, điều đó khiến cho việc giải thích khơng dựa vào việc phân tích khách quan lời văn hiệp định, và chỉ khiến cho nó dựa trên các phân tích chủ quan.40
35 Vụ SGS Société Générale de Surveillance SA v. Paraguay, Vụ ICSID Số ARB/07/29, Phán quyết về
thẩm quyền trọng tài, ngày 12/02/2010 [177]-[180].
36 Vụ SGS Société Générale de Surveillance SA v. Philippines, Vụ ICSID Số ARB/02/6, Phán quyết
của Hội đồng trọng tài về phản đối thẩm quyền trọng tài, ngày 29/01/2004 [116]; Eureko BV v. Poland, Phán quyết Một phần, ngày 19/8/2005 [248]-[249]; Noble Ventures Inc v. Romania, Vụ ICSID Số ARB/01/11, Phán quyết ngày 12/10/2005 [52]; Vụ SGS Société Générale de Surveillance SA v. Paraguay, Vụ ICSID Số ARB/07/29, Phán quyết về thẩm quyền trọng tài, ngày 12/02/2010 [90].