Biện pháp phòng ngừa lâu dà

Một phần của tài liệu Giáo trình luật đầu tư quốc tế (Trang 188 - 190)

D. Cách thức khác: Thương lượng; hòa giải; tham vấn.

B.Biện pháp phòng ngừa lâu dà

Thứ nhất: Đào tạo và sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực tham gia ISDS; Nâng cao kiến thức về cam kết quốc tế, năng lực thực thi pháp luật trong nước về đầu tư nước ngoài của các cơ quan quản lý nhà nước; Tăng cường phổ biến, hướng dẫn công chức nhà nước, doanh nghiệp thực hiện pháp luật về đầu tư quốc tế; Nâng cao chất lượng soạn thảo Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và HĐ đầu tư QT cho công chức nhà nước.

Thứ hai: Xây dựng được các cam kết quốc tế tốt về đầu tư với các đối tác.

Thứ ba: Xây dựng và thực thi pháp luật nhất quán, phù hợp với các cam kết quốc tế; Quy định hoặc có biện pháp ràng buộc trách nhiệm pháp lý của các cá nhân, cơ quan nhà nước ban hành, thực hiện các biện pháp trái với cam kết quốc tế về đầu tư.

đầu tư nước ngoài.

Thứ năm: Xác định và tăng cường quản lý nhà nước đối với các lĩnh vực ‘nhạy cảm’ dễ phát sinh tranh chấp với nhà đầu tư nước ngồi. Thí dụ:

- Việc nhà đầu tư nước ngoài thuê quyền sử dụng đất, thuê mua nhà, xưởng ở Việt Nam. Trong lĩnh vực này, các tranh chấp có thể phát sinh từ việc các dự án có vốn đầu tư nước ngồi đã được cấp đất, thuê nhà xưởng nhưng không triển khai dự án hoặc triển khai không đúng tiến độ, dẫn tới phải hủy bỏ, đình hỗn, hoặc rút giấy phép. Rút bài học kinh nghiệm từ Vụ McKenzie v. Viet Nam, 2010 (còn gọi là Vụ South Fork).24

- Các lĩnh vực đầu tư có nguồn vốn nước ngồi lớn như xây dựng cơ sở hạ tầng, xây dựng khu đô thị, nhà ở, … Các tranh chấp này thường nảy sinh từ tiến độ, chất lượng thực hiện các hạng mục cơng trình, thời hạn hồn thành dự án cũng như thực hiện các điều khoản khác đã cam kết trong HĐ giữa cơ quan quản lý nhà nước với nhà đầu tư nước ngoài.

- Các lĩnh vực ưu đãi đầu tư mà Việt Nam có cam kết ưu đãi về thuế đối với nhà đầu tư nước ngoài. Các tranh chấp này thường phát sinh do việc thay đổi về chính sách thuế của Nhà nước đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi.

Thứ sáu: Cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư nước ngoài ở trung ương và địa phương thường xun duy trì kênh thơng tin hai chiều với nhà đầu tư nước ngoài để phát hiện những vấn đề bất đồng tiềm tàng có thể làm phát sinh tranh chấp.

Thứ bảy: Tích cực và thiện chí trong giải quyết bất đồng, mâu thuẫn. Thứ tám: Xây dựng cơ chế thương lượng, hòa giải hiệu quả. Tháng 4/2017, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 22/2017/NĐ-CP về hịa giải thương mại.

24 Bộ Tư pháp, ‘Thơng cáo Báo chi v/v Trọng tài quốc tế bác bỏ tồn bộ u cầu khởi kiện của ơng Michael McKenzie (cơng dân Hoa Kỳ) đối với Chính phủ Việt Nam về dự án xây dựng khu du Michael McKenzie (cơng dân Hoa Kỳ) đối với Chính phủ Việt Nam về dự án xây dựng khu du lịch nghỉ dưỡng tại huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận’, tr. 1. Xem văn bản đầy đủ tại: http://moj. gov.vn/qt/thongtinbaochi/Lists/ThongCaoBaoChiVeCacSuKien/Attachments/20/TCBC%20 v%E1%BB%A5%20ki%E1%BB%87n%20South%20Fork.doc, truy cập tháng 6/2017; Italaw’s case, http://www.italaw.com/cases/2370

TÓM TẮT CHƯƠNG 12

Sau hơn 30 năm đổi mới, Việt Nam đã từng bước chấp nhận thực tiễn quốc tế về khuyến khích và bảo hộ đầu tư. Việt Nam trở thành thành viên của nhiều IIA, trong đó ghi nhận các nguyên tắc phổ biến của luật đầu tư quốc tế như MFN, NT, FET, FPS, … Điều đó cho thấy mong muốn của Việt Nam trong việc xây dựng một môi trường đầu tư hấp dẫn, một điểm đến tin cậy cho các nhà đầu tư nước ngồi, và sẽ tham gia tích cực vào mạng lưới sản xuất toàn cầu.

Việt Nam đã sẵn sàng chấp nhận tham gia giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế bằng cơ chế trọng tài quốc tế, sẵn sàng thực thi phán quyết trọng tài, với tư cách một đối tác bình đẳng trong sân chơi thương mại quốc tế.

CÂU HỎI / BÀI TẬP

1. Trình bày quy chế phối hợp, các cơ quan tham gia trong giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế của Việt Nam.

2. Thảo luận thực tiễn ISDS tại Việt Nam.

3. Thực trạng xử lý tranh chấp của các cơ quan nhà nước Việt Nam.

TÀI LIỆU CẦN ĐỌC

1. Bộ Tư pháp, Bộ tài liệu chuyên sâu về giải quyết tranh chấp thương mại, đầu tư quốc tế cho cán bộ, cơng chức của ngành tư pháp, tịa án, kiểm sát và cán bộ pháp lý của các cơ quan nhà nước ở Trung ương, Hà Nội, tháng 02/2013;

2. Nguyễn Thị Chính, Báo cáo nghiên cứu hướng dẫn việc phòng ngừa và giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế sử dụng cho cán bộ, công chức nhà nước ở Trung ương và địa phương, Dự án USAID/GIG, Thanh Hóa, ngày 09/10/2015.

3. Bộ Tư pháp, ‘Thông cáo Báo chi v/v Trọng tài quốc tế bác bỏ toàn bộ yêu cầu khởi kiện của ông Michael McKenzie (công dân Hoa Kỳ) đối với Chính phủ Việt Nam về dự án xây dựng khu du lịch nghỉ dưỡng tại huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận’, tr. 1. Xem văn bản đầy đủ tại: http://moj.gov.vn/qt/thongtinbaochi/Lists/ ThongCaoBaoChiVeCacSuKien/Attachments/20/TCBC%20

v%E1%BB%A5%20ki%E1%BB%87n%20South%20Fork.doc, truy cập tháng 6/2017; Italaw’s case, http://www.italaw.com/ cases/2370 4. http://globalarbitrationreview.com/article/1147036/tribunal- hears-billion-dollar-claim-against-vietnam  5. http://globalarbitrationreview.com/news/article/32414/ vietnam-faces-new-treaty-claim/ ; 6. http://www.iareporter.com/downloads/20150304 7. https://www.iareporter.com/articles/asia-round-up-china-and- vietnam-face-new-bit-claims-as-proceedings-against-korea- and-indonesia-move-forward/ ; 

8. Italaw’s case, http://www.italaw.com/cases/155 9. Italaw’s case, http://www.italaw.com/cases/2404.

10. Luật sư Đinh Ánh Tuyết, ‘Phòng ngừa tranh chấp đầu tư ở Việt Nam’, Tài liệu Hội thảo Xây dựng chiến lược phòng ngừa tranh chấp đầu tư cho Việt Nam do Dự án EU-MUTRAP phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức, Hà Nội, ngày 24/11/2017.

11. http://investmentpolicyhub.unctad.org/ISDS/ CountryCases/229?partyRole

Một phần của tài liệu Giáo trình luật đầu tư quốc tế (Trang 188 - 190)