quyết tranh chấp giữa Nhà nước với Nhà nước;
• Xác định các nguồn khác nhau để chấp thuận một trọng tài đầu tư; • Nghiên cứu điều khoản ‘ngã ba đường’ (‘fork-in-the-road’);
• Xem xét khả năng chồng chéo giữa các lý do kiện tụng trong nước và các yêu cầu trong Luật đầu tư quốc tế;
• Xem xét sự miễn trừ trong quy tắc ‘đã sử dụng hết các biện pháp tố tụng trong nước’;
• Trong các vụ kiện về đầu tư, những bị đơn thường xun nhất thường có đặc điểm gì?
• Thảo luận về phẩm chất mà một trọng tài viên phải có trong vụ kiện ISDS;
• Xem xét các tình huống khó xử về mặt đạo đức mà các trọng tài viên trong việc giải quyết tranh chấp ISDS có thể gặp phải.
CHƯƠNG 6
NGUYÊN TẮC ĐẢM BẢO CƠ CHẾ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP ĐẦU TƯ QUỐC TẾ (ISDS) ĐẦU TƯ QUỐC TẾ (ISDS)
Mục 1. KHÁI QUÁT VỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP QUỐC TẾ
1. Khái quát
Giải quyết tranh chấp quốc tế liên quan đến các biện pháp kỹ thuật và thể chế được sử dụng để giải quyết tranh chấp giữa các quốc gia và/ hoặc các tổ chức quốc tế. Tranh chấp quốc tế có thể được giải quyết bằng cách sử dụng vũ lực hoặc giải quyết bằng biện pháp hịa bình. Để giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hồ bình, người ta thường sử dụng các phương thức thương lượng, điều tra, trung gian, hoà giải, trọng tài, giải quyết tranh chấp tại tòa án, nhờ đến các cơ quan hay tổ chức khu vực, hoặc các biện pháp hịa bình khác do chính họ lựa chọn (Điều 33 Hiến chương Liên hợp quốc).
Trong hơn một thập kỷ qua, các luật sư quốc tế và các học giả quan hệ quốc tế đã bị cuốn hút bởi số lượng các cơ quan tài phán quốc tế ngày càng gia tăng. Từ đó nhiều án lệ quốc tế được hình thành, đánh dấu sự xuất hiện ngày càng nhiều hơn của án lệ quốc tế tại một số vụ việc nổi tiếng tại Tịa án Cơng lý quốc tế (ICJ) và Tịa án Thường trực quốc tế (PCIJ).
Ngày nay, có rất nhiều cơ chế giải quyết tranh chấp quốc tế có tính chun mơn cao như Cơ quan giải quyết tranh chấp của WTO (DSB), Toà án Quốc tế về Luật Biển, Tồ án Hình sự Quốc tế, các hội đồng trọng tài đầu tư hoạt động theo ICSID, hoặc các quy tắc trọng tài khác. Tất cả áp dụng, giải thích luật quốc tế đều có thể góp phần phát triển và tạo ra pháp luật quốc tế. Câu hỏi được đặt ra trong trường hợp này là, liệu các tổ chức này có thật sự đóng góp vào việc phát triển một bộ luật quốc tế thống nhất không, hay liệu họ lại làm cho pháp luật quốc tế trở nên rời rạc hơn? Trong trường hợp phải áp dụng các quy tắc cụ thể đã được thoả thuận, như các hiệp định của WTO, các BIT, hoặc Cơng ước Luật Biển, v.v…, thì điều này chắc chắn khơng khả thi. Tới một chừng mực mà các cơ quan này vẫn còn tuân theo quy tắc chung của pháp luật quốc tế, tính gắn kết và phân tán thực sự phát sinh và sẽ trở thành một vấn đề nghiêm trọng. Các học giả luật quốc tế đã tranh luận khá gay gắt về vấn đề này, chủ yếu dưới tên gọi ‘sự phân tán’ của luật quốc tế, hoặc ‘sự phổ biến rộng rãi’ các cơ quan tài phán quốc tế.
‘Tư pháp hoá’ trật tự pháp lý quốc tế ngày càng phát triển mạnh mẽ không chỉ thể hiện là càng nhiều cơ quan tài phán quốc tế được thành lập. Nhìn chung, các cơ quan tài phán này đều có thẩm quyền
bắt buộc. Mặc dù các quốc gia vẫn để ngỏ khả năng trở thành đối tác, trên thực tế họ buộc phải hợp tác với nhau, thí dụ như để hưởng lợi từ các quy định thương mại của WTO hoặc đầu tư nước ngoài theo các BIT. Hiệu quả của sự kết hợp này là trật tự pháp lý quốc tế dần dần phải tuân theo quy tắc của pháp luật. Hơn nữa, một số cơ quan tài phán quốc tế mở cửa cho các tác nhân phi nhà nước, thí dụ như cá nhân và cơng ty, dẫn tới việc can thiệp ngày càng sâu vào các khía cạnh nội bộ của các quốc gia. Điều này đóng góp vào sự phát triển của tư pháp quốc tế - hay tư pháp xuyên quốc gia.1
Tư pháp hố cịn chưa đồng đều. Các vấn đề lớn như quân sự, quản lý tài chính tồn cầu và mơi trường lại khơng thuộc phạm vi của cơ quan tài phán quốc tế. Tư pháp quốc tế cũng phụ thuộc vào các nguồn tài trợ của các quốc gia, cũng như việc thi hành các phán quyết và quyết định. Trong bối cảnh ngày càng nhiều những thách thức quốc tế đòi hỏi sự vào cuộc của các cơ quan quốc tế như tịa án quốc tế, thì sự phát triển trong tương lai sẽ được quyết định bởi địa chính trị, bao gồm cả chuyển đổi quyền lực toàn cầu. Tuy nhiên, mong muốn của các quốc gia về việc thiết lập tòa án quốc tế mới còn phụ thuộc vào việc nhận thức chức năng của các cơ quan tài phán hiện nay.
Tầm quan trọng của cơ quan tài phán quốc tế đã đặt ra các yêu cầu về pháp lý, thực nghiệm và quy phạm. Vấn đề pháp lý bao gồm các phương pháp giải thích nghĩa vụ của điều ước, thí dụ như việc sử dụng cách giải thích động (theo hướng phát triển), xây dựng các biện pháp chế tài, và mối quan hệ giữa các cơ quan tài phán quốc tế với tòa án quốc gia. Một số câu hỏi thực nghiệm về cơ quan tài phán quốc tế bao gồm nguồn gốc và tính hiệu quả của các cơ quan tài phán này, cũng như sự hữu dụng của chúng trong việc giải quyết các vấn đề quốc tế. Các khía cạnh mang tính pháp lý liên quan đến hiệu quả công bằng của cơ quan tài phán quốc tế, cũng như cách để kiểm soát các cơ quan này, là cơ chế cho việc thực thi trật tự pháp lý trong nước cũng như quốc tế. Rõ ràng là giữa các khía cạnh pháp lý, thực nghiệm và quy phạm của hệ thống tư pháp quốc tế có những mối liên hệ chặt chẽ với nhau.
Trọng tài và các cơ chế giải quyết tranh chấp phi tịa án có vai trị ngày càng quan trọng trong các giao dịch kinh tế quốc tế. Trong bối tồn cầu hóa như hiện nay, các điều khoản về trọng tài được các doanh