Các hợp đồng đầu tư quốc tế mà Chính phủ/cơ quan nhà nước là

Một phần của tài liệu Giáo trình luật đầu tư quốc tế (Trang 185 - 186)

một bên

Thí dụ: Thỏa thuận của Chính phủ Việt Nam về vay tín dụng ưu đãi với bên cho vay vốn nước ngồi; thỏa thuận bảo lãnh của Chính phủ cho các dự án đầu tư theo hình thức PPP và một số dự án đầu tư khác; các HĐ vay thương mại của doanh nghiệp được Chính phủ bảo lãnh; các HĐ xây dựng cơ sở hạ tầng (như HĐ BTO, HĐ BOT, HĐ PPP, …); các HĐ xây dựng khu đô thị, nhà ở, …

Theo các thỏa thuận bảo lãnh do các bộ, ngành thay mặt Chính phủ Việt Nam ký, nếu doanh nghiệp khơng trả được nợ thì Chính phủ phải trả nợ thay. Nếu Chính phủ cũng khơng trả nợ thì chủ nợ sẽ khởi kiện và xảy ra tranh chấp đầu tư quốc tế. Tranh chấp sẽ không chỉ liên quan trực tiếp đến khoản nợ, mà còn liên quan đến các cam kết về bảo đảm nghĩa vụ thực hiện và các vấn đề phức tạp khác.

3. Các cách phản ứng của nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam

Khi xảy ra các bất đồng, mâu thuẫn giữa nhà đầu tư nước ngồi và Chính phủ, các nhà đầu tư nước ngồi thường có bốn cách phản ứng như sau:

Thứ nhất: Tìm cách can thiệp ngoại giao để tác động đến Chính phủ Việt Nam (A)

Thứ hai: Khiếu nại theo nhiều hình thức (B); Thứ ba: Khởi kiện quốc tế (C);

Thứ tư: Cách thức khác (D).

A. Tìm cách can thiệp ngoại giao để tác động đến Chính phủ Việt Nam

Thí dụ: Đại sứ quán (của nước mà nhà đầu tư mang quốc tịch) gửi cơng hàm đến Chính phủ Việt Nam; cơ quan nhà nước (của nước mà nhà

đầu tư mang quốc tịch) gửi thư chính thức đến các cơ quan nhà nước của Việt Nam; trao đổi của lãnh đạo cấp cao trong các cuộc thăm viếng chính thức, hội đàm cấp cao.

B. Phản ánh, khiếu nại theo nhiều hình thức

Thí dụ: Phản ánh qua các hiệp hội doanh nghiệp (AmCham, EuroCham, …); qua các cuộc đối thoại giữa lãnh đạo nhà nước với doanh nghiệp; khiếu nại tới cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền xử lý vụ việc; khiếu nại tới cơ quan cấp trên; khiếu nại tới lãnh đạo Đảng, lãnh đạo Nhà nước.

Một phần của tài liệu Giáo trình luật đầu tư quốc tế (Trang 185 - 186)