Áp dụng FET trong thực tiễn trọng tài quốc tế

Một phần của tài liệu Giáo trình luật đầu tư quốc tế (Trang 62)

Trong bối cảnh Hiệp định NAFTA, một số vụ việc ISDS bằng trọng tài đã đề cập đến nội dung tiêu chuẩn FET, từ đó nảy sinh nhiều cách hiểu đối lập hay các tranh cãi liên quan tới những nghĩa vụ cụ thể mà các quốc gia NAFTA mong muốn thực hiện theo nguyên tắc này.1 Nghĩa vụ FET được ghi trong Điều 1105 của NAFTA dưới tiêu đề ‘Tiêu chuẩn đối xử tối thiểu’ (‘MTS’), cụ thể quy định như sau:

1. Mỗi bên sẽ trao cho các khoản đầu tư của các nhà đầu tư bên kia sự đối xử phù hợp với pháp luật quốc tế, bao gồm đối xử công bằng và thỏa đáng và bảo vệ và an ninh đầy đủ.

Thí dụ: trong vụ S.D. Myers v. Canada, trọng tài tuyên bố rằng:

Một vi phạm [nguyên tắc đối xử công bằng và thỏa đáng] xảy ra khi có thể chứng minh rằng nhà đầu tư bị đối xử một cách bất công và tùy tiện đến mức không thể chấp nhận được theo quan điểm quốc tế,2 qua đó đặt song song đặt tiêu chuẩn FET với tiêu chuẩn quốc tế tối thiểu.

Thay vào đó, hội đồng trọng tài trong vụ Metalclad v. Mexico lại cho rằng khái niệm FET trong NAFTA có quy định về mức độ minh bạch nhất định. Từ đó, trọng tài đưa ra quyết định rằng do không đảm bảo được khn khổ pháp lý minh bạch và có thể dự đốn để Metalclad lập kế hoạch kinh doanh và đầu tư, Mexico thể hiện sự thiếu vắng trình tự và sắp xếp kịp thời liên quan tới nhà đầu tư của một bên hành động dựa trên mong ước sẽ được hưởng FET theo NAFTA, do đó cấu thành vi phạm nghĩa vụ FET theo Điều 1105 NAFTA.3

Cơ quan tài phán trong vụ Pope & Talbot v. Canada ghi nhận rằng

Một phần của tài liệu Giáo trình luật đầu tư quốc tế (Trang 62)