C. Giải quyết tranh chấp bằng trọng tà
CÁC NGUYÊN TẮC KHÁC CỦA LUẬT ĐẦU TƯ QUỐC TẾ
CHƯƠNG 7
CÁC NGUYÊN TẮC KHÁC CỦA LUẬT ĐẦU TƯ QUỐC TẾ
Bên cạnh các nghĩa vụ chính liên quan đến đối xử với nhà đầu tư nước ngoài và bảo đảm trong trường hợp bị tước quyền sở hữu không bồi thường, các IIA còn bao hàm những nghĩa vụ khác về nội dung để đảm bảo nhà đầu tư có khả năng quản lý và hưởng lợi từ các khoản đầu tư.
Các điều khoản này bao gồm việc cấm hạn chế chuyển vốn quốc tế, tạo thuận lợi cho việc hình thành và khai thác khoản đầu tư bằng cách cho phép các nhà quản lý và các chuyên gia nước ngoài thực hiện hoạt động ở nước tiếp nhận đầu tư, và trong một số trường hợp, cấm đặt ra một số điều kiện đối với khoản đầu tư nước ngoài.
Mục 1. ‘ĐIỀU KHOẢN BAO TRÙM’
Kể từ vụ SGS v. Pakistan và SGS v. Philippines,1 đã xảy ra nhiều cuộc tranh luận về việc giải thích ‘điều khoản bao trùm’. Hai vụ việc điển hình này cho thấy có vẻ như có sự khác biệt trong cách giải thích của các cơ quan có thẩm quyền, cụ thể là giải thích hạn chế và giải thích mở rộng. Cách giải thích hạn chế làm cho ‘điều khoản bao trùm’ khơng có hiệu lực, đồng thời làm hạn chế phạm vi của nó, trong khi cách giải thích mở rộng làm cho ‘điều khoản bao trùm’ có hiệu lực đầy đủ, tùy thuộc vào sự khác nhau khi phân tích trong trường hợp hợp đồng đầu tư có một điều khoản về giải quyết tranh chấp.
Trọng tâm Mục này là giải thích ‘điều khoản bao trùm’, mặc dù vẫn cịn nhiều vấn đề chưa được làm sáng tỏ, song phần nhiều sự khác biệt trong giải thích là xuất phát từ lời văn của điều khoản đó. Khi có vấn đề về việc lập luận không thống nhất giữa các cơ quan có thẩm quyền trước đây, thì cách giải thích mở rộng có tác dụng hỗ trợ mạnh hơn về mặt lý thuyết, vì vậy đó là cách tiếp cận được ưa thích trong những vụ việc gần đây. Mặc dù lời văn quy định và việc hành thành ‘điều khoản bao trùm’ rất được coi trọng, song thực tiễn cho thấy các IIA hiện đại vẫn chưa tính tới tầm quan trọng của hiệu quả soạn thảo, sự rõ ràng về ý định và dự đoán được những diễn diến trong tương lai về phạm vi áp dụng của các ‘điều khoản bao trùm’.
Mục này có cấu trúc như sau: tiểu mục 1 bắt đầu bằng việc giải thích sự khác biệt trong giải thích ‘điều khoản bao trùm’, có tính đến sự phát triển của pháp luật sau vụ SGS v. Pakistan và SGS v. Philippines. Khi
1 Vụ SGS Société Générale de Surveillance SA v. Pakistan, Vụ ICSID Số ARB/01/13, Phán quyết của Hội đồng trọng tài về việc phản đối thẩm quyền trọng tài, ngày 06/8/2003; SGS Société của Hội đồng trọng tài về việc phản đối thẩm quyền trọng tài, ngày 06/8/2003; SGS Société Générale de Surveillance SA v. Philippines, Vụ việc ICSID Số ARB/02/6, Phán quyết của Hội đồng trọng tài về việc phản đối thẩm quyền trọng tài, ngày 29/01/2004.
thảo luận về các vụ việc liên quan tới ‘điều khoản bao trùm’, trọng tâm là luật của ICSID - cơ chế trọng tài được sử dụng nhiều nhất trong bối cảnh tranh chấp đầu tư quốc tế.2 Tiểu mục 2 sau đó nhìn lại ý nghĩa của ‘điều khoản bao trùm’ trong thực tiễn các IIA hiện đại, đồng thời khảo sát các chương trình BIT của các nhà đầu tư lớn liên quan tới ‘điều khoản bao trùm’. Tiểu mục 3 nhìn nhận thực trạng gây tranh cãi về việc mở rộng nguyên tắc MFN cho các ‘điều khoản bao trùm’.