PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH QUAN HỆ ĐẦU TƯ QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Giáo trình luật đầu tư quốc tế (Trang 163 - 164)

D. Các quy định về bảo hộ đầu tư

PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH QUAN HỆ ĐẦU TƯ QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM

• Giới thiệu khung pháp lý điều chỉnh quan hệ đầu tư quốc tế tại Việt Nam;

• Thảo luận hình thức mà nhà đầu tư nước ngồi có thể đầu tư tại Việt Nam;

• So sánh các cam kết đầu tư của Việt Nam trong WTO và ASEAN; • Tìm hiểu các quy định nhằm đảm bảo đầu tư cho nhà đầu tư nước

ngoài tại Việt Nam

CHƯƠNG 11

PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH QUAN HỆ ĐẦU TƯ QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM CỦA VIỆT NAM

Trong nền kinh tế thế giới không ngừng vận động, nhu cầu vốn luôn tồn tại ở tất cả các quốc gia. Đối với các DC, nhu cầu vốn lại càng trở nên cấp thiết. Tuy nhiên, nguồn tích luỹ trong nước ở các DC khơng cao, do đó thu hút vốn đầu tư quốc tế trở thành giải pháp quan trọng trong bài toán thiếu vốn sản xuất ở các quốc gia này. Bất kỳ DC nào cũng coi thu hút vốn đầu tư nước ngồi là chính sách thiết yếu, nhằm thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế đất nước. Trong cuộc cạnh trạnh thu hút vốn, các DC đều chú trọng vào việc cải thiện mơi trường đầu tư, mà trong đó việc xây dựng và hồn thiện hệ thống chính sách, pháp luật được chú trọng hơn cả. Pháp luật quốc gia về đầu tư vì thế sẽ trở thành yếu tố then chốt trong việc thu hút vốn đầu tư quốc tế. Việt Nam cũng khơng đứng ngồi xu thế này, với những nỗ lực lớn trong việc xây dựng một môi trường đầu tư thuận lợi.

Về mặt lý luận, khái niệm pháp luật quốc gia về đầu tư, hay cịn gọi là Luật đầu tư, có các cách tiếp cận khác nhau. Theo nghĩa rộng, pháp luật quốc gia về đầu tư là tổng hợp các nguyên tắc, quy phạm điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình tổ chức và thực hiện hoạt động đầu tư tại quốc gia đó. Trong khi đó quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực đầu tư khá phức tạp, bao gồm không chỉ quan hệ giữa Nhà nước với nhà đầu tư mà còn quan hệ giữa nhà đầu tư với nhà đầu tư, quan hệ giữa nhà đầu tư với người quản lý cơ sở kinh doanh, quan hệ giữa nhà đầu tư với các chủ thể khác, … Do đó, pháp luật quốc gia về đầu tư theo nghĩa rộng là tổng hợp các nguyên tắc, quy phạm thuộc nhiều ngành luật khác nhau như luật hiến pháp, luật hành chính, luật dân sự, luật thương mại, luật đất đai, … điều chỉnh quan hệ đầu tư. Theo nghĩa hẹp, pháp luật quốc gia về đầu tư là tổng hợp các nguyên tắc, quy phạm điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình tổ chức thực hiện và quản lý hoạt động đầu tư kinh doanh. Theo cách tiếp cận này, đối tượng điều chỉnh của pháp luật quốc gia về đầu tư là các quan hệ đầu tư kinh doanh - quan hệ phát sinh trong quá trình nhà đầu tư bỏ vốn bằng các tài sản khác nhau để tạo lập cơ sở thực hiện các hoạt động đầu tư (bao gồm chuẩn bị đầu tư, thực hiện và quản lý dự án đầu tư).

Chương này của Giáo trình tiếp cận khái niệm pháp luật quốc gia về đầu tư theo nghĩa hẹp. Như vậy, pháp luật điều chỉnh quan hệ đầu tư quốc tế của Việt Nam được hiểu là tổng hợp các nguyên tắc, quy phạm do Nhà nước ban hành hoặc thừa nhận điều chỉnh quan hệ phát sinh trong quá trình tổ chức, thực hiện và quản lý hoạt động đầu tư quốc tế trên lãnh thổ Việt Nam, bao gồm hoạt động đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam và hoạt động đầu tư ra nước ngồi của nhà đầu tư Việt Nam.

Mục 1. KHN KHỔ PHÁP LÝ

Một phần của tài liệu Giáo trình luật đầu tư quốc tế (Trang 163 - 164)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(197 trang)