Van den Berg (ed), Niên giám Trọng tài thương mại năm 201 2 Chương XXXVII, 2012, tr ix-xii.

Một phần của tài liệu Giáo trình luật đầu tư quốc tế (Trang 84 - 85)

C. Giải quyết tranh chấp bằng trọng tà

3 Van den Berg (ed), Niên giám Trọng tài thương mại năm 201 2 Chương XXXVII, 2012, tr ix-xii.

Công ước New York đã mở đường cho thành công lớn sau này của Quy tắc Trọng tài của UNCITRAL năm 1976, và Luật mẫu về Trọng tài Thương mại Quốc tế của UNCITRAL năm 1985 (sửa đổi vào năm 2006).

Mục 2. GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP ĐẦU TƯ QUỐC TẾ

Trong phạm vi các IIA, tranh chấp đầu tư có thể phát sinh từ vi phạm IIA hoặc hợp đồng đầu tư do sự can thiệp hoặc sự không cẩn trọng của nước tiếp nhận đầu tư theo quy định của pháp luật hiện hành, hoặc theo IIA. Có hai loại thủ tục giải quyết tranh chấp trong IIA: (i) Giải quyết tranh chấp giữa Nhà nước - Nhà nước; và (ii) giải quyết tranh chấp giữa nhà đầu tư - Nhà nước (ISDS). Hầu hết các IIA đã thiết lập một quy trình để giải quyết các tranh chấp giữa các quốc gia, liên quan đến việc ‘giải thích hoặc áp dụng’ IIA. Tuy nhiên, các thủ tục này hiếm khi được sử dụng. Vấn đề đặt ra là phạm vi của các thủ tục có bao gồm tất cả các điều khoản trong IIA không, hay một số điều khoản bị loại trừ. Hầu hết các thủ tục giữa Nhà nước - Nhà nước bao hàm tất cả các nghĩa vụ của IIA, nhưng có loại trừ một số điều khoản.4

Thí dụ: BIT mẫu của Hoa Kỳ hiện hành loại trừ các quy định về bảo hộ lao động và các tiêu chuẩn môi trường. Thông thường, thủ tục giải quyết tranh chấp giữa Nhà nước - Nhà nước yêu cầu các nước tham vấn trước, sau đó nếu khơng đưa ra được giải pháp hữu nghị thì sẽ nhờ đến các thủ tục trọng tài. Tối thiểu cơ chế này cũng cung cấp nền tảng cho các DC và LDC để yêu cầu một nước phát triển liên kết với họ trong việc giải quyết các vấn đề. Các thủ tục trọng tài vốn không được minh bạch. Kiện tụng, thông cáo và quyết định thường không được thông báo công khai.

Giải quyết tranh chấp ISDS là đặc trưng của các IIA, khi phân biệt chúng với các loại hiệp định khác. Các nhà đầu tư từ một nước thành viên được nhận bồi thường tài chính từ nước khác thơng qua các phán quyết trọng tài có tính ràng buộc, với lý do nước đó khơng thực hiện nghĩa vụ của mình theo IIA.

Hệ thống tư pháp trong nước có thể trở nên khơng cơng bằng để đổi lấy các lợi ích nước ngồi, các tịa án quốc gia dễ bị sụp đổ do áp lực từ các ngành khác của chính phủ. Việc các nhà đầu tư nước ngoài hoàn

4 Peter Muchlinski, ‘Các vấn đề chính sách’, Cẩm nang Luật đầu tư quốc tế của Oxford 4,6 (Peter Muchlinski, Federico Ortino & Christoph Schreuer eds., 2008). Muchlinski, Federico Ortino & Christoph Schreuer eds., 2008).

tồn có khả năng đưa tranh chấp của họ ra các trọng tài độc lập càng đảm bảo rằng, các cơ quan có thẩm quyền trong nước phải thực hiện các nghĩa vụ quốc tế của họ để đảm bảo môi trường đầu tư thuận lợi và ổn định ở nước tiếp nhận đầu tư.

Một phần của tài liệu Giáo trình luật đầu tư quốc tế (Trang 84 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(197 trang)