Triển khai thực hiện dự án đầu tư

Một phần của tài liệu Giáo trình luật đầu tư quốc tế (Trang 168 - 170)

Sau khi có Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và thực hiện đầy đủ các thủ tục đăng ký kinh doanh, nhà đầu tư sẽ tiến hành các thủ tục pháp lý để triển khai thực hiện dự án đầu tư. Thời gian triển khai thực hiện dự án đầu tư được thể hiện rõ trong Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. Đối với các dự án đầu tư trong khu kinh tế, thời gian thực hiện dự án không quá 70 năm. Đối với các dự án đầu tư ngoài khu kinh tế, thời gian thực hiện dự án không quá 50 năm. Tuy nhiên với những dự án ngoài khu kinh tế song được thực hiện ở địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn hay đặc biệt khó khăn, hoặc dự án có vốn đầu tư lớn mà thu hồi vốn chậm, thì thời gian đầu tư có thể dài hơn các dự án khác, song không quá 70 năm.4

Đối với dự án đầu tư được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất, thì nhà đầu tư phải ký quỹ để đảm bảo thực hiện dự án với mức từ 1-3% vốn đầu tư của dự án, và sẽ được hoàn trả cho nhà đầu tư theo tiến độ thực hiện dự án, trừ một số trường hợp.

Trong quá trình triển khai thực hiện dự án, các sự kiện có thể xảy ra với dự án như kéo dài tiến độ thực hiện dự án, tạm dừng thực hiện dự án hay chấm dứt dự án. Đối với việc kéo dài tiến độ dự án, nhà đầu tư phải có đề xuất và nếu được Cơ quan đăng ký đầu tư chấp thuận, thì tổng thời gian dự án đầu tư được kéo dài tiến độ là không quá 24 tháng, trừ trường hợp bất khả kháng. Đối với việc tạm dừng hay chấm dứt thực hiện dự án, thì nhà đầu tư có thể đề xuất hoặc do cơ quan có thẩm quyền quyết định.

Khi nhà đầu tư nước ngồi đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC thì các bên phải thành lập Ban điều phối để thực hiện hợp đồng. Nhà đầu tư nước ngoài cũng được quyền thành lập văn phòng điều hành tại Việt Nam để thực hiện hợp đồng. Văn phòng điều hành hoạt động kinh doanh trong phạm vi quyền và nghĩa vụ quy định tại hợp đồng BCC và có thể chấm dứt hoạt động trước thời hạn.

2. Các biện pháp bảo đảm đầu tư

Bảo đảm đầu tư có thể hiểu là sự bảo vệ, bảo toàn những quyền lợi của nhà đầu tư trong q trình đầu tư, cụ thể là bảo tồn vốn và tài sản của nhà đầu tư, đồng thời đảm bảo sự sinh lời khi đưa vốn và tài sản này vào kinh doanh. Bất kỳ nhà đầu tư nào cũng quan tâm đến vấn đề bảo đảm đầu tư, bởi nó tác động trực tiếp đến mong muốn bảo toàn vốn và kiếm lợi nhuận của nhà đầu tư. Bảo đảm đầu tư có thể được thực hiện bởi chính nhà đầu tư bằng các biện pháp tài chính, hoặc bởi Nhà nước bằng pháp luật. Trong đó, bảo đảm đầu tư bằng pháp luật là biện pháp bảo đảm chắc chắn và đáng tin cậy nhất đối với nhà đầu tư. Vì vậy, bảo đảm đầu tư bằng pháp luật trở thành vấn đề cốt lõi trong hoạt động thu hút vốn đầu tư. Các nước cần thu hút vốn đầu tư đều nỗ lực đưa ra các cam kết về bảo đảm đầu tư trong các hiệp định quốc tế và cụ thể hoá trong các văn bản pháp luật trong nước.

Như vậy, khái niệm biện pháp bảo đảm đầu tư được tiếp cận trong nội dung này là các biện pháp được quy định trong văn bản pháp luật nhằm bảo đảm quyền và lợi ích chính đáng của nhà đầu tư trong

quá trình thực hiện hoạt động đầu tư, kinh doanh. Biện pháp bảo đảm đầu tư cũng được hiểu là nghĩa vụ, cam kết của nước tiếp nhận đầu tư trước nhà đầu tư cần phải được tôn trọng và tuân thủ.

Các biện pháp bảo đảm đầu tư cơ bản như: Bảo đảm quyền sở hữu tài sản của nhà đầu tư; Bảo đảm chuyển tài sản của nhà đầu tư nước ngoài ra nước ngoài; Bảo đảm giải quyết tranh chấp trong hoạt động đầu tư kinh doanh, đã được quy định khá sớm trong nhiều văn bản pháp luật như Luật đầu tư năm 2005, và về cơ bản phù hợp với thông lệ quốc tế cũng như các cam kết của Việt Nam tại thời điểm đó. Tuy nhiên, để tiếp tục hồn thiện chính sách bảo đảm đầu tư phù hợp với cam kết quốc tế về bảo hộ đầu tư mà Việt Nam đã thỏa thuận trong thời gian qua, Luật đầu tư năm 2014 đã có những bổ sung đáng kể về nội dung bảo đảm đầu tư.

A. Bảo đảm quyền sở hữu tài sản của nhà đầu tư

Khi quyết định mang một khối tài sản lớn vào thực hiện hoạt động kinh doanh, nhà đầu tư luôn phải đối mặt với nhiều thách thức trong việc bảo toàn và sinh lời từ khối tài sản đó. Tuy nhiên, điều khiến nhà đầu tư, đặc biệt là nhà đầu tư nước ngoài, lo lắng nhất là những rủi ro không đến từ kinh doanh mà đến từ hệ thống chính sách, pháp luật của nước tiếp nhận đầu tư. Trên thực tế, nhiều nhà đầu tư đã bị quốc hữu hoá tài sản, tức là khối tài sản bị chuyển quyền sở hữu từ nhà đầu tư sang chính phủ nước tiếp nhận đầu tư. Thí dụ: Chính phủ Venezuela đã tiến hành quốc hữu hố các Cơng ty dầu mỏ từ năm 2007 - 2010, liên quan tới nhiều Cơng ty nước ngồi như Exxon Mobil Corp, ConocoPhillips hay Công ty Helmerich & Payne Inc ở Oklahoma.5

Bảo đảm quyền sở hữu tài sản trong đầu tư kinh doanh là một chế định pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội liên quan đến sở hữu tài sản - quyền dân sự cụ thể về một tài sản nhất định của chủ sở hữu. Bảo đảm quyền sở hữu tài sản của nhà đầu tư được hiểu là biện pháp bảo đảm quyền dân sự của nhà đầu tư về tài sản thuộc sở hữu của mình. Theo pháp luật Việt Nam, quyền sở hữu tài sản của nhà đầu tư được bảo đảm, cụ thể: khối tài sản hợp pháp của nhà đầu tư sẽ không bị quốc hữu hố hay tịch thu bằng thủ tục hành chính. Nguyên tắc này được ghi nhận tại Điều 32 Hiến pháp năm 2013 và cụ thể hoá tại Điều 9 Luật đầu tư năm 2014. Biện pháp bảo đảm đầu tư này được áp dụng đối với tất cả các nhà đầu tư và dự án đầu tư ngay từ khi bắt đầu triển khai dự án.

5 http://w w w.reuters.com/ar ticle/us-venezuela- elec tion-nationalizations-

Tuy nhiên, dù khơng bị quốc hữu hóa hay tịch thu bằng biện pháp hành chính, song trong một số trường hợp, tài sản của nhà đầu tư cũng có thể bị trưng mua, trưng dụng. Sự kiện này thường xảy ra vì lý do quốc phịng, an ninh, hoặc vì lợi ích quốc gia, tình trạng khẩn cấp, phịng, chống thiên tai. Khi đó, nhà đầu tư được thanh tốn, bồi thường theo quy định của pháp luật về trưng mua, trưng dụng tài sản và các quy định khác của pháp luật có liên quan. Thực chất, khi có các lý do quốc phịng, an ninh hay lợi ích quốc gia, thì khơng chỉ tài sản của nhà đầu tư mà cả tài sản của các cá nhân và hộ gia đình đều có thể bị trưng mua, trưng thu. Như vậy, về cơ bản, tài sản của nhà đầu tư được pháp luật bảo đảm.

B. Bảo đảm hoạt động đầu tư kinh doanh

Nhằm thực hiện các cam kết quốc tế của Việt Nam về đầu tư và thương mại, pháp luật Việt Nam đã quy định các biện pháp bảo đảm hoạt động đầu tư kinh doanh của nhà đầu tư trên nguyên tắc chung:

Nhà nước bảo đảm đối xử công bằng, thỏa đáng và không phân biệt đối xử giữa nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài trong hoạt động đầu tư phù hợp với điều kiện và lộ trình quy định tại các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.6

Như vậy, bảo đảm hoạt động đầu tư kinh doanh là những cam kết của Nhà nước trong việc đảm bảo cho hoạt động đầu tư kinh doanh của nhà đầu tư được thực hiện tự do, theo đúng tinh thần của nguyên tắc mở cửa thị trường và nguyên tắc đối xử quốc gia.

Cụ thể: tại Khoản 1 Điều 10 Luật đầu tư năm 2014 quy định: Nhà nước không bắt buộc nhà đầu tư phải thực hiện những yêu cầu sau đây:

a) Ưu tiên mua, sử dụng hàng hóa, dịch vụ trong nước hoặc phải mua, sử dụng hàng hóa, dịch vụ từ nhà sản xuất hoặc cung ứng dịch vụ trong nước;

b) Xuất khẩu hàng hóa hoặc dịch vụ đạt một tỷ lệ nhất định; hạn chế số lượng, giá trị, loại hàng hóa và dịch vụ xuất khẩu hoặc sản xuất, cung ứng trong nước;

c) Nhập khẩu hàng hóa với số lượng và giá trị tương ứng với số

6 Tờ trình số 89/TTr-CP ngày 10/4/2014 về Dự án Luật đầu tư.

lượng và giá trị hàng hóa xuất khẩu hoặc phải tự cân đối ngoại tệ từ nguồn xuất khẩu để đáp ứng nhu cầu nhập khẩu;

d) Đạt được tỷ lệ nội địa hóa đối với hàng hóa sản xuất trong nước; đ) Đạt được một mức độ hoặc giá trị nhất định trong hoạt động

nghiên cứu và phát triển ở trong nước;

e) Cung cấp hàng hóa, dịch vụ tại một địa điểm cụ thể ở trong nước hoặc nước ngoài;

g) Đặt trụ sở chính tại địa điểm theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Các quy định trên đã thể hiện rõ nguyên tắc NT trong việc khơng áp dụng và duy trì các biện pháp ‘nội địa hố’, hay ngun tắc mở cửa thị trường trong việc khơng áp dụng hay duy trì các biện pháp ‘xuất khẩu bắt buộc’. Đối với vấn đề ngoại tệ, một trong những vấn đề quan trọng nhất đối với nhà đầu tư khi tham gia vào hoạt động thương mại quốc tế, là nhà đầu tư không phải tự cân đối ngoại tệ từ nguồn xuất khẩu để đáp ứng nhu cầu nhập khẩu. Đối với các dự án đầu tư thuộc thẩm quyền quyết định của chủ trương đầu tư của Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ và những dự án đầu tư phát triển kết cầu hạ tầng quan trọng khác, Thủ tướng Chính phủ sẽ bảo đảm đáp ứng nhu cầu ngoại tệ trong từng thời kỳ nhất định.

Một phần của tài liệu Giáo trình luật đầu tư quốc tế (Trang 168 - 170)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(197 trang)