Chi phí kiện tụng có thể rất tốn kém, tùy thuộc vào nhiều yếu tố của vụ kiện. Do đó, một phương thức giải quyết tranh chấp khác được gọi là phương thức ADR đã hình thành.
ADR tìm kiếm một phương thức giải quyết tranh chấp giữa các bên mà chi phí kiện tụng được giảm thiểu tối đa. Do đó, đây là một thuật ngữ chung để chỉ cách thức mà các bên có thể sử dụng để giải quyết các tranh chấp mà không cần phải tranh tụng trước tòa án. Hai phương thức phổ biến nhất của ADR bao gồm trung gian/hòa giải và trọng tài.
ADR bao gồm các quy trình giải quyết tranh chấp và các biện pháp kỹ thuật, qua đó các bên tranh chấp có thể đạt được thoả thuận mà khơng cần ra tranh tụng trước tòa án. Đây là một thuật ngữ chung cho việc giải quyết tranh chấp, có (hoặc khơng có) sự trợ giúp của bên thứ ba.
Trước đây, phương thức ADR từng vấp phải sự phản đối từ nhiều bên tranh chấp và luật sư của họ. Tuy nhiên, ADR hiện nay đã được cộng đồng và giới luật sư chấp nhận một cách rộng rãi. Trên thực tế, một số tòa án hiện nay yêu cầu các bên sử dụng các phương thức ADR, thường là trung gian/hòa giải, trước khi đưa các vụ kiện ra xét xử.
Khi số lượng các vụ kiện tại tòa án truyền thống càng gia tăng, phương thức ADR trở nên phổ biến hơn do nhận thức rằng ADR ít tốn kém chi phí hơn so với kiện tụng, ưu tiên bảo mật thông tin, và đáp ứng mong muốn của một số bên trong việc lựa chọn các cá nhân sẽ đưa ra quyết định về tranh chấp của họ.