Cân bằng giữa giải thích hạn chế và giải thích mở rộng

Một phần của tài liệu Giáo trình luật đầu tư quốc tế (Trang 95)

C. Giải quyết tranh chấp bằng trọng tà

1. Cân bằng giữa giải thích hạn chế và giải thích mở rộng

Ranh giới giữa cách giải thích hạn chế và cách giải thích mở rộng khơng phát sinh từ sự thiếu nhất quán trong lập luận của các cơ quan trọng tài, mà từ chính sự đa dạng trong cách thức xây dựng các ‘điều khoản bao trùm’. Crawford mơ tả nó như sau:

Khơng gì có thể ví như ‘điều khoản bao trùm’; mà nói đúng ra là các ‘điều khoản bao trùm’. Rõ ràng, có những thuật ngữ giống nhau hoặc gần giống nhau mà chúng cần phải có cùng hoặc ý nghĩa tương tự; nhưng chỉ vì người ta sử dụng ngôn ngữ khác nhau so với công thức chuẩn mực hiện hành, nên sự khác biệt về ý nghĩa được cho là dự định trước đó của họ.3

Vì khơng có yêu cầu cụ thể là ‘điều khoản bao trùm’ phải sử dụng từ ngữ gì, nên sự khác biệt trong lời văn quy định của điều khoản dẫn tới sự khác biệt trong cách giải thích. 4 Nếu quy định của điều khoản bao trùm rõ ràng và bao hàm tất cả, chẳng hạn điều khoản quy định áp dụng với “tất cả các tranh chấp”, thì các vi phạm theo hợp đồng cũng sẽ thuộc phạm vi điều chỉnh của điều khoản này. 5 Cách dùng từ như vậy giải thích cho việc tại sao điều khoản đó lại được diễn giải theo hướng mở rộng. Theo cách giải thích của cơ quan tài phán trong vụ SGS v. Philippines, ‘bất kỳ nghĩa vụ nào’ có thể bao gồm cả các nghĩa vụ hợp đồng theo pháp luật trong nước. Cơ quan tài phán cũng cho rằng từ ngữ của ‘điều khoản bao trùm’ trong vụ SGS v. Philippines rõ ràng hơn và phân loại dễ

Một phần của tài liệu Giáo trình luật đầu tư quốc tế (Trang 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(197 trang)