Hoạt động đầu tư ra nước ngoài của nhà đầu tư trong nước

Một phần của tài liệu Giáo trình luật đầu tư quốc tế (Trang 176 - 177)

D. Bảo đảm đầu tư kinh doanh trong trường hợp thay đổi pháp luật

4. Hoạt động đầu tư ra nước ngoài của nhà đầu tư trong nước

Đầu tư ra nước ngoài là sự dịch chuyển vốn, tài sản của nhà đầu tư Việt Nam sang quốc gia khác để tiến hành hoạt động kinh doanh nhằm mục đích sinh lợi nhuận hoặc các mục đích kinh tế khác. Tính đến tháng 01/2017, Việt Nam có 1.188 dự án đầu tư tại 70 quốc gia và vùng lãnh thổ, với tổng vốn đầu tư đăng ký đạt gần 21,4 tỷ USD. Trong số này, Lào có 270 dự án, số vốn 5,12 tỷ USD; Campuchia với 191 dự án, số vốn 2,89 tỷ USD; một số quốc gia như Nga, khu vực châu Phi cũng là những thị

trường đầu tư tiềm năng.8

Hoạt động đầu tư ra nước ngoài được thực hiện trên nguyên tắc nhà đầu tư tự chịu trách nhiệm với các hoạt động đầu tư kinh doanh ở nước ngồi của mình đồng thời tuân thủ pháp luật Việt Nam về đầu tư và các lĩnh vực liên quan, pháp luật của quốc gia, vùng lãnh thổ tiếp nhận đầu tư cũng như các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên. Nhà đầu tư Việt Nam có thể đầu tư ra nước ngồi theo hai hình thức: đầu tư ra nước ngoài trực tiếp và đầu tư ra nước ngoài gián tiếp. Theo Khoản 1 Điều 3 Nghị định số 83/2015/NĐ-CP ngày 25/9/2015 của Chính phủ quy định về đầu tư ra nước ngoài:

Đầu tư ra nước ngoài là việc nhà đầu tư chuyển vốn; hoặc thanh tốn mua một phần hoặc tồn bộ cơ sở kinh doanh; hoặc xác lập quyền sở hữu để thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh ngoài lãnh thổ Việt Nam; đồng thời trực tiếp tham gia quản lý hoạt động đầu tư đó.

Điều này có nghĩa, theo văn bản này, thuật ngữ ‘đầu tư ra nước ngoài’ được hiểu là hoạt động đầu tư trực tiếp.

Bên cạnh đó, theo Nghị định số 135/2015/NĐ-CP ngày 31/12/2015 của Chính phủ quy định về đầu tư gián tiếp ra nước ngoài quy định các hoạt động đầu tư ra nước ngồi dưới hình thức mua, bán chứng khốn, các giấy tờ có giá khác hoặc đầu tư thơng qua các quỹ đầu tư chứng khốn, các định chế tài chính trung gian khác ở nước ngồi, được gọi là ‘đầu tư gián tiếp ra nước ngồi’.

Nhà đầu tư Việt Nam có dự án đầu tư ra nước ngoài phải thực hiện các thủ tục đăng ký đầu tư ra nước ngoài với Cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam. Căn cứ vào quy mô và lĩnh vực đầu tư của Dự án, thủ tục đăng ký đầu tư ra nước ngồi có thể khác nhau.

Thứ nhất, đối với dự án có vốn đầu tư ra nước ngồi trên 20.000 tỷ đồng hoặc dự án yêu cầu áp dụng cơ chế, chính sách đặc biệt, thì nhà đầu tư phải xin quyết định chủ trương đầu tư ra nước ngoài của Quốc hội.

Thứ hai, đối với dự án có vốn đầu tư ra nước ngồi trên 800 tỷ đồng và dự án có vốn đầu tư nước ngoài trên 400 tỷ đồng vào các lĩnh vực ngân hàng, bảo hiểm, chứng khốn, báo chí, phát thanh, truyền hình, viễn thơng, thì nhà đầu tư phải xin quyết định chủ trương đầu tư ra nước ngồi của Thủ tướng Chính phủ.

8 http://tapchitaichinh.vn/kinh-te-vi-mo/kinh-te-dau-tu/viet-nam-dau-tu-ra-nuoc-ngoai-

Các dự án đầu tư ra nước ngoài thuộc diện quyết định chủ trương đầu tư ra nước ngoài của Quốc hội hoặc Thủ tướng Chính phủ đều phải thực hiện hoạt động thẩm định dự án. Thời gian thẩm định đối với dự án thuộc diện quyết định chủ trương đầu tư ra nước ngoài của Quốc hội là khơng q 155 ngày và của Thủ tướng Chính phủ là khơng quá 48 ngày.9 Sau khi nhận quyết định chủ trương đầu tư ra nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài trong thời hạn 05 ngày làm việc.

Thứ ba, đối với các dự án đầu tư ra nước ngoài vào các lĩnh vực ngân hàng, bảo hiểm, chứng khốn, báo chí, phát thanh, truyền hình, viễn thơng có vốn đầu tư dưới 400 tỷ đồng và các dự án khác có vốn đầu tư dưới 800 tỷ đồng, thì nhà đầu tư chỉ thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài tại Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài cho nhà đầu tư. Trong trường hợp từ chối, Bộ Kế hoạch và Đầu tư phải thông báo cho nhà đầu tư.

Sau khi có Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài, nhà đầu tư thực hiện thủ tục đăng ký tại cơ quan nhà nước quản lý về ngoại hối. Đây là quy mới về đăng ký đầu tư ra nước ngoài của Luật đầu tư năm 2014. Nhà đầu tư ra nước ngoài khi muốn giao dịch chuyển tiền từ Việt Nam ra nước ngoài hoặc từ nước ngoài vào Việt Nam liên quan đến hoạt động đầu tư ra nước ngồi, thì phải thực hiện thơng qua một tài khoản vốn riêng mở tại một tổ chức tín dụng được phép tại Việt Nam, và phải đăng ký tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam theo quy định của pháp luật về quản lý ngoại hối. Đối với việc dịch chuyển tài sản, máy móc, thiết bị, nhà đầu tư cần tuân thủ quy định của pháp luật về xuất khẩu và nhập khẩu.

Đối với lợi nhuận thu được từ hoạt động đầu tư nước ngoài, nhà đầu tư phải chú ý nguyên tắc chuyển toàn bộ lợi nhuận về nước, trừ một số trường hợp sử dụng lợi nhuận để tái đầu tư. Trong thời hạn 6 tháng kể từ ngày có báo cáo quyết tốn thuế theo pháp luật của nước tiếp nhận đầu tư, nhà đầu tư phải chuyển toàn bộ lợi nhuận và các khoản thu hợp pháp khác từ nước ngoài về Việt Nam, nếu gia hạn thì phải báo cáo với Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Trong trường hợp nhà đầu tư Việt Nam muốn sử dụng chính lợi nhuận có được từ hoạt động đầu tư ra nước ngoài để tăng vốn và mở rộng hoạt động kinh doanh sản xuất hoặc đầu tư dự án, thì phải thực hiện thủ tục điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài và báo cáo Ngân

Một phần của tài liệu Giáo trình luật đầu tư quốc tế (Trang 176 - 177)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(197 trang)