CÁC NGUYÊN TẮC CƠ BẢN CỦA LUẬT ĐẦU TƯ QUỐC TẾ

Một phần của tài liệu Giáo trình luật đầu tư quốc tế (Trang 43 - 44)

Mặc dù các nhà đầu tư cũng có thể được bảo hộ và có quyền áp dụng thủ tục trọng tài để giải quyết tranh chấp với chính phủ nước tiếp nhận đầu tư thông qua hợp đồng đầu tư hoặc luật đầu tư nước ngoài trong nước của nước tiếp nhận đầu tư, nhưng các BIT có một số lợi thế hơn. Cụ thể:

- Khơng cần có mối quan hệ hợp đồng trực tiếp giữa chính phủ nước tiếp nhận đầu tư và nhà đầu tư nước ngoài;

- Một nhà đầu tư đủ điều kiện theo BIT có thể tận dụng các biện pháp bảo hộ theo BIT, ngay cả khi khơng có ý định đàm phán các biện pháp đó trong hợp đồng đầu tư. Trong trường hợp có ý định này, thì các biện pháp bảo hộ trong BIT cũng là đủ để nhà đầu tư mở rộng phạm vi đàm phán của mình sang các lĩnh vực khác;

- Quyền khởi kiện nước chủ nhà ra cơ quan trọng tài là quyền đặc biệt giá trị. Nó giúp nhà đầu tư có thể địi bồi thường mà khơng phải đưa vụ việc ra hệ thống tòa án của nước tiếp nhận đầu tư. BIT là cơ sở để các quốc gia chấp nhận thủ tục giải quyết tranh chấp bằng trọng tài trong hầu hết các vụ việc được xử lý bởi ICSID - một cơ quan tài phán tranh chấp đầu tư trung lập nổi tiếng nhất; và

- BIT cũng có thể được sử dụng để giảm bớt chi phí bảo hiểm rủi ro chính trị.

Để được bảo hộ và có thể đưa ra yêu cầu bồi thường theo quy định của BIT, sẽ có một số rào cản pháp lý mà nguyên đơn phải xử lý. Các rào cản này có thể thay đổi tùy theo từng BIT, nhưng thông thường nguyên đơn phải là một ‘nhà đầu tư’ đủ điều kiện (là công dân hoặc công ty của một bên ký kết BIT), đang nắm giữ một ‘khoản đầu tư’ đủ điều kiện ở quốc gia ký kết BIT kia. Yêu cầu cũng khá phổ biến là khi có tranh chấp, các bên phải áp dụng triệt để toàn bộ các biện pháp chế tài sẵn có trong hệ thống tịa án quốc gia, hoặc phải cố gắng giải quyết tranh chấp đó bằng hịa giải trong một khoảng thời gian nhất định (hay còn gọi là ‘giai đoạn lắng dịu’), trước khi bắt đầu thủ tục tố tụng trọng tài.

Chương 2 sẽ rà soát chuẩn mực MFN. Chương 3 giải thích về chuẩn mực NT. Chương 4 tập trung vào FET và FPS. Chương 5 xem xét khái niệm tước quyền sở hữu của nhà đầu tư nước ngồi. Chương 6 trình bày tổng quan về nguyên tắc bảo đảm cơ chế giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế (ISDS). Chương 7 hoàn tất việc rà soát chuẩn mực đầu tư bằng cách giải thích các biện pháp bảo hộ cịn lại theo các IIA. Chương 8 điểm lại các trường hợp ngoại lệ đối với các nguyên tắc bảo hộ đầu tư chủ chốt.

Mục đích học Chương 2

• Xác định các yếu tố cấu thành của nguyên tắc MFN;

• Hiểu về các nội dung diễn giải về nguyên tắc MFN của các cơ quan tài phán đầu tư;

• Đánh giá tầm quan trọng của các tiêu chí so sánh phải được đặt trong những ‘hồn cảnh tương tự’;

• Xem xét mức độ liên quan của luật WTO với bối cảnh đầu tư.

CHƯƠNG 2

Một phần của tài liệu Giáo trình luật đầu tư quốc tế (Trang 43 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(197 trang)