BIT Trung Quốc New Zealand, Điều 11.

Một phần của tài liệu Giáo trình luật đầu tư quốc tế (Trang 115)

C. Giải quyết tranh chấp bằng trọng tà

4 BIT Trung Quốc New Zealand, Điều 11.

ngoại lệ chung. Thông thường, họ làm như vậy bằng cách chỉ ra rằng các nước có thể đưa ra các biện pháp trên cơ sở lợi ích cơng cộng, ‘với điều kiện các biện pháp đó sẽ khơng được áp dụng một cách tùy tiện hoặc vô căn cứ’, hoặc ‘cấu thành một hạn chế trá hình về thương mại quốc tế hoặc đầu tư’.5

Dự thảo MAI đã công nhận hai giá trị cơ bản có thể tạo ra những ngoại lệ trong việc đối xử với các nhà đầu tư nước ngoài. Một mặt, dự thảo cung cấp một quyền vô điều kiện để giới hạn những hạn chế liên quan đến an ninh quốc gia của nước tiếp nhận đầu tư, đặc biệt là khi các biện pháp được thực hiện trong thời chiến, xung đột vũ trang hoặc tình huống khẩn cấp quốc tế khác, hoặc liên quan đến phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt, hoặc sản xuất vũ khí và đạn dược. Mặt khác, văn bản cho phép đưa ra ‘bất kỳ biện pháp cần thiết nào để duy trì trật tự cơng cộng’. Điều này có thể được viện dẫn ‘chỉ khi mối đe dọa nghiêm trọng và chính đáng là một trong những lợi ích cơ bản của xã hội’. Trường hợp ngoại lệ chung bổ sung thêm tính năng cảnh báo thơng thường để ngăn chặn sự lạm dụng điều khoản. Những ngoại lệ này không thể được viện dẫn để loại trừ các nghĩa vụ khi tước quyền sở hữu và bảo hộ khỏi những xung đột.6

Một số BIT gần đây, cụ thể là những hiệp định thúc đẩy đầu tư của Hoa Kỳ và Canada, đã được thừa hưởng từ các FTA và các quy tắc cụ thể của GATS đối với việc điều chỉnh dịch vụ tài chính. Như trong GATS, các cơng cụ này đã đưa ra một ngoại lệ cụ thể đối với các biện pháp được thực hiện đối với các dịch vụ tài chính và các định chế tài chính - cái gọi là ‘an tồn thận trọng’.7

Để đánh giá tính phù hợp của sự lựa chọn lợi ích cơng cộng, bao gồm điều khoản quy định Điều XX GATT giống như trong các IIA, và liệu nó có thể giúp các chính phủ điều chỉnh mối quan tâm phi thương mại trong nước hay khơng, thì phần này cần đưa ra ‘ngoại lệ chung’ trong hồn cảnh đó, nghĩa là bối cảnh thương mại quốc tế.8 Việc tạo ra trong khuôn khổ WTO một cơ chế giải quyết tranh chấp bắt buộc với những quy định ràng buộc đã làm thay đổi toàn bộ cơ cấu kinh tế quốc tế.9 5 FTA Singapore - New Zealand, Điều 71.1, FIPA mẫu của Canada năm 2003, Điều 10.1. 6 Hiệp định đa phương về đầu tư, Dự thảo văn bản hợp nhất, tài liệu của OECD DAFFE/MAI

(98) 7/REV1, Chương V.

Một phần của tài liệu Giáo trình luật đầu tư quốc tế (Trang 115)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(197 trang)