D. Bảo đảm đầu tư kinh doanh trong trường hợp thay đổi pháp luật
E. Bảo đảm giải quyết tranh chấp trong hoạt động đầu tư kinh doanh
Bất đồng và mâu thuẫn là vấn đề thường xảy ra khi các bên thiết lập mối quan hệ trong hoạt động đầu tư kinh doanh. Khi mâu thuẫn và bất đồng đủ lớn, tác động đến lợi ích của các bên, thì tranh chấp có thể bùng nổ. Tranh chấp khiến cho hoạt động đầu tư kinh doanh của nhà đầu tư, dù là vị trí nguyên đơn hay bị đơn, đều chịu ảnh hưởng tiêu cực nhất định. Tuy nhiên, nước tiếp nhận đầu tư sẽ không thể đưa ra các biện pháp bảo đảm không xảy ra tranh chấp cho nhà đầu tư, mà biện pháp bảo đảm đầu tư tốt nhất trong tình huống này là đảm bảo tranh chấp sẽ được giải quyết một cách minh bạch, công bằng và thoả đáng.
Trong quan hệ đầu tư quốc tế, căn cứ vào chủ thể tham gia tranh chấp có thể chia tranh chấp thành các nhóm: (1) Tranh chấp giữa các nhà đầu tư với nhau; và (2) tranh chấp giữa nhà đầu tư với Cơ quan nhà nước có thẩm quyền liên quan đến hoạt động đầu tư. Các tranh chấp đều được đảm bảo giải quyết bằng các phương phức giải quyết tranh chấp hiện đại, phù hợp với thông lệ quốc tế.
Theo quy định tại Điều 14 Luật đầu tư năm 2014, tranh chấp liên quan đến hoạt động đầu tư quốc tế tại Việt Nam, trước hết được giải quyết thơng qua thương lượng và hồ giải. Cần phải thấy rõ, thương lượng và hồ giải khơng phải là phương thức bắt buộc các bên trong tranh chấp đầu tư quốc tế phải áp dụng mà chỉ mang tính khuyến khích. Nếu khơng thể hố giải mẫu thuẫn giữa các bên bằng các phương thức này, các bên tranh chấp có thể tiếp cận các phương thức giải quyết khác. Đối với các phương thức giải quyết tranh chấp khác ngoài thương lượng và hoà giải, các dạng tranh chấp khác nhau có thể tiếp cận các phương thức giải quyết tranh chấp khác nhau, cụ thể:
Thứ nhất, tranh chấp giữa các nhà đầu tư trong nước, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngồi hoặc nhà đầu tư trong nước, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngồi với cơ quan nhà nước có thẩm quyền liên quan đến hoạt động đầu tư kinh doanh trên lãnh thổ Việt Nam được giải quyết thông qua Trọng tài Việt Nam hoặc Tòa án Việt Nam, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 14 Luật đầu tư năm 2014.
Thứ hai, tranh chấp giữa các nhà đầu tư trong đó có ít nhất một bên là nhà đầu tư nước ngồi hoặc tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngồi được giải quyết thơng qua một trong những cơ quan, tổ chức: Tồ án Việt Nam, Trọng tài Việt Nam, Trọng tài nước ngoài, Trọng tài quốc tế hoặc Trọng tài do các bên tranh chấp thoả thuận thành lập.
Thứ ba, tranh chấp giữa nhà đầu tư nước ngoài với cơ quan nhà nước có thẩm quyền liên quan đến hoạt động đầu tư kinh doanh trên lãnh thổ Việt Nam được giải quyết thơng qua Trọng tài Việt Nam hoặc Tịa án Việt Nam, trừ trường hợp có thỏa thuận khác theo hợp đồng hoặc điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác.
Như vậy, về cơ bản, Nhà nước Việt Nam đảm bảo cơ chế giải quyết tranh chấp trong hoạt động đầu tư kinh doanh đa dạng, linh hoạt, phù hợp với thông lệ quốc tế. Song nhà đầu tư luôn phải cân nhắc đến những thoả thuận riêng về giải quyết tranh chấp để có thể tiếp cận những cơ chế giải quyết tranh chấp phù hợp với tiêu chí của cả hai bên trong quan hệ đầu tư quốc tế như Trọng tài nước ngoài, Trọng tài quốc tế hay một phương thức nào khác. Đối với tranh chấp giữa nhà đầu tư nước ngồi và Chính phủ Việt Nam (tranh chấp ISDS), phương thức giải quyết tranh chấp sẽ được quyết định dựa trên thoả thuận giữa hai bên hoặc điều ước quốc tế liên quan mà Việt Nam là thành viên (Hiệp định
BIT giữa Việt Nam và các nước, hoặc các hiệp định đa phương liên quan khác). Nếu nhà đầu tư nước ngồi và Chính phủ Việt Nam khơng có thoả thuận gì về phương thức giải quyết tranh chấp, các điều ước liên quan không tồn tại hoặc không quy định về phương thức giải quyết tranh chấp ISDS, thì tranh chấp sẽ được giải quyết trước Toà án Việt Nam. Trên thực tế, các tranh chấp giữa nhà đầu tư nước ngồi và Chính phủ Việt Nam thường xét xử đầu tiên tại trọng tài quốc tế. Như vụ kiện năm 2004 giữa nhà đầu tư Trịnh Vĩnh Bình và Chính phủ Việt Nam tại Viện trọng tài của Phòng thương mại Stockholm (SCC); vụ kiện năm 2010 giữa nhà đầu tư Michael L. McKenzie (Hoa Kỳ) - nhà đầu tư của Cơng ty South Fork với Chính phủ Việt Nam (trực tiếp là UBND tỉnh Bình Thuận) tại trọng tài quốc tế, dù sau đó trọng tài đã ra phán quyết khơng có thẩm quyền với tranh chấp này; vụ kiện năm 2011, Cơng ty DialAsie (Pháp) khởi kiện Chính phủ Việt Nam tại trọng tài quốc tế PCA (2011) tại The Hague (Hà Lan) trên cơ sở Hiệp định về khuyến khích và bảo hộ đầu tư Việt Nam - Pháp năm 1992, và năm 2013, cơng ty RECOFI (Pháp) đã kiện chính phủ Việt Nam yêu cầu thanh tốn các khoản nợ chính phủ khi RECOFI tham gia vào chương trình hỗ trợ lương thực và hàng hố cơ bản năm 1987.7