Hàng năm, ban quản trị nên tổng kết họa động kinh doanh để xác định những sản phẩm hay đơn vị nào cần từ bỏ. Quy trình này gồm bốn bƣớc. Bƣớc thứ nhất, nhận diện mục tiêu từ bỏ. Đó có thể là những bộ phận mà kết quả đánh giá vị thế chiến lƣợc dự đoán chúng không thể đem lại lợi ích kinh tế vì công ty không có khả năng tạo dựng lợi thế cạnh tranh hoặc thị trƣờng không có tính hấp dẫn. Bƣớc thứ hai, ƣớc tính giá trị thanh lý của đơn vị cần từ bỏ. Đây là khoản tiền có đƣợc từ việc bán các tài sản cố định và cho thuê vốn lƣu động, nó phải nhỏ hơn bất cứ khoản chi phí nào cho việc từ bỏ (ví dụ khắc phục các vấn đề về môi trƣờng). Thông thƣờng, việc thanh lý một hoạt động kinh doanh và chấp nhận khoản lỗ trƣớc thuế sẽ đem lại một khoản tiền bằng 40 – 60% giá trị sổ sách của số tiền mà các cổ đông đã đầu tƣ.
Bƣớc thứ ba, ƣớc tính giá trị cao nhất thu đƣợc từ hoạt động kinh doanh nếu áp dụng một kế hoạch tái cơ cấu tốt nhất. Nhƣ đã miêu tả, quy trình tái cơ cấu này có nghĩa là tìm kiếm những lựa chọn từ bên trong và bên ngoài công ty để tăng giá trị dòng tiền chiết khấu dài hạn. Bƣớc cuối cùng là xác định giá trị từ bỏ thuần, tức hiện giá của khoản thu sau thuế từ việc bán đơn vị kinh doanh, thanh lý hoặc phát tán vốn góp cổ đông. Nếu giá trị này lớn hơn giá trị cao nhất mà hoạt động kinh doanh đem lại thì ban quản trị nên quyết định từ bỏ nó.
Tóm lại, từ bỏ những sản phẩm hay đơn vị kinh doanh không tạo ra giá trị gia tăng cho công ty là một cách quan trọng để tăng lợi nhuận cổ đông, tạo điều kiện cho các chiến lƣợc phát triển bằng cách giải phóng ban quản trị khỏi những đối tƣợng không sinh lời để họ tập trung nguồn lực vào các hoạt động đem lại giá trị lớn hơn.