I. QUAN NIỆM, NGUỒN GỐC, ĐẶC ĐIỂM NHÀ NƯỚC
b) Quan điểm Mác Lênin về nguồn gốc nhà nước
Quan điểm Mác - Lênin cho rằng, nhà nước không phải là hiện
tượng xã hội vĩnh cửu và bất biến, nhà nước chỉ xuất hiện khi xã hội loài
người đã phát triển đến một giai đoạn nhất định, khi trong xã hội xuất
hiện chế độ tư hữu và những mâu thuẫn giai cấp không thể điều hoà
được. “Nhà nước là sản phẩm và biểu hiện của những mâu thuẫn giai
khách quan mâu thuẫn giai cấp khơng thể điều hồ được thì nhà nước
xuất hiện...”(1)
Trước khi nhà nước xuất hiện, người cổ đại sống thành từng bầy rồi sau liên kết thành tổ chức thị tộc, ở trình độ cao hơn là tổ chức bào tộc, bộ lạc.
Thị tộc là một cộng đồng (gồm những người cùng huyết thống,
cùng làm ăn sinh sống ở một nơi), một gia đình (duy trì chế độ quần
hơn), một đơn vị kinh tế (duy trì chế độ sở hữu chung, lao động chung và phân phối bình quân). Về mặt xã hội, trong thị tộc khơng có kẻ giàu,
người nghèo, lợi ích của các thành viên là thống nhất; mỗi người đều
được tự do và có địa vị ngang bằng với các thành viên khác.
Quyền lực của thị tộc là quyền lực xã hội, thuộc về toàn thể cộng
đồng thị tộc, bảo vệ lợi ích chung của cả cộng đồng. Khơng có bộ máy
chun mơn để thực thi quyền lực mà dựa trên sức mạnh của hội đồng thị tộc - cơ quan quyền lực cao nhất của thị tộc (bao gồm tất cả các
thành viên đã lớn tuổi, có quyền quyết định mọi vấn đề quan trọng của
thị tộc) kết hợp với uy tín của người đứng đầu thị tộc (tộc trưởng, thủ
lĩnh quân sự - những người không hề có đặc quyền, đặc lợi, cùng chung
sống, lao động và hưởng thụ như mọi thành viên khác) do hội đồng thị
tộc bầu, bãi miễn.
Khi xuất hiện bào tộc, bộ lạc, quyền lực trong xã hội có xu hướng tập trung hơn. Mặc dù phần lớn công việc trong bào tộc, bộ lạc vẫn do
hội nghị tất cả các thành viên quyết định, song trong nhiều trường hợp
chỉ do hội đồng bào tộc, hội đồng bộ lạc (chỉ bao gồm các tộc trưởng, thủ lĩnh quân sự của các thị tộc thành viên) quyết định.
Từ những phân tích đầy đủ, tồn diện về đời sống xã hội, học
thuyết Mác – Lênin đã xác định những nguyên nhân cơ bản dẫn đến sự ra
đời của nhà nước.
Sự phát triển không ngừng của lực lượng sản xuất đã tạo tiền đề
làm thay đổi phương thức sản xuất cộng sản nguyên thủy. Kinh tế tự nhiên săn bắn, thu lượm dần chuyển sang kinh tế sản xuất, con người đã
biết chăn nuôi, trồng trọt, dần dần họ lại biết làm thủ công... dẫn đến các cuộc phân công lao động xã hội trên quy mô lớn, một bộ phận đông đảo
dân cư chuyên làm một nghề nhất định. Khi sản xuất được chun mơn
hố, càng có điều kiện phát triển mạnh mẽ hơn. Sản phẩm làm ra ngày một nhiều hơn, không những đủ cho tiêu dùng mà dần dần còn dư thừa.
Sự phát triển của sản xuất đã làm cho các hoạt động kinh tế - xã hội có nhiều thay đổi. Trong xã hội xuất hiện gia đình nhóm, rồi gia đình một
vợ, một chồng, chế độ mẫu hệ bị thay thế bằng chế độ phụ hệ. Cùng với
q trình đó, các đơn vị sản xuất cũng dần dần được chia nhỏ theo sự
phát triển của các hình thái gia đình (do cơng cụ lao động phù hợp hơn, người ta thấy có thể khơng cần phải tiến hành sản xuất chung theo cả thị tộc, trừ trường hợp đặc biệt, mà có thể tiến hành theo từng gia đình). Súc
vật, ruộng đất... được đem chia, trong xã hội xuất hiện chế độ tư hữu và
cùng với nó là sự phân hoá giàu nghèo.
Do sự phát triển của quan hệ hôn nhân, quan hệ láng giềng, của nhu cầu sản xuất và các nhu cầu khác nên trong xã hội đã có sự liên kết
những cộng đồng nhỏ lại tạo thành những cộng đồng có quy mơ ngày
càng lớn hơn, như bào tộc, bộ lạc, liên minh các bộ lạc... Thêm vào đó, dân cư trong xã hội ngày càng đông, quan hệ huyết thống mờ nhạt dần, xã hội ngày càng trở nên phức tạp, đòi hỏi phải được tổ chức và quản lý
ở một trình độ cao hơn. Đứng trước sự biến đổi đó, hội nghị tất cả các
thành viên trong cộng đồng trở nên không thể thực hiện hoặc không cần thiết. Cơ quan quyền lực cao nhất trong thị tộc, bộ lạc dần dần không
bao gồm tất cả các thành viên trong cộng đồng như trước kia, mà chỉ
gồm đại diện cho những người giàu có. Các cơng việc chung trong cộng
đồng dần dần chỉ do các đại diện của những người giàu có quyết định.
Như vậy, hệ thống quản lý trong xã hội đã thay đổi, một tổ chức quản lý mới từng bước ra đời, nhằm thay thế cho tổ chức thị tộc, bộ lạc khơng cịn phù hợp.
Do nhiều ngun nhân khác nhau, sự phân hoá trong xã hội ngày càng cao, mâu thuẫn giữa người giàu và người nghèo ngày càng gay gắt. Tư liệu sản xuất trong xã hội vì vậy càng tập trung vào các gia đình giàu có. Các gia đình nghèo ngày càng lâm vào cảnh bần cùng hoá, ngày càng phụ thuộc sâu sắc hơn vào người giàu, bị những người giàu thống trị về
kinh tế. Do có lợi ích, trước hết là lợi ích kinh tế, thống nhất với nhau nên những người giàu đã liên kết thành giai cấp thống trị về kinh tế trong xã hội. Những người mất hết tư liệu sản xuất hoặc khơng có tư liệu sản xuất, dần trở thành giai cấp bị trị, lệ thuộc vào giai cấp thống trị về kinh tế. Như vậy, công xã thị tộc trước kia vốn là một khối dân cư thuần nhất
thì giờ đây đã phân chia thành các giai cấp, các tập đồn có địa vị khác
nhau (trong một phương thức sản xuất mới), một tập đồn thì nắm giữ
hầu hết tư liệu sản xuất của xã hội và bóc lột, chiếm đoạt lao động của
tập đồn khơng có tư liệu sản xuất. Khi giai cấp giàu có càng tìm cách
bóc lột thì càng đẩy giai cấp nghèo khổ vào địa vị thấp kém hơn. Mâu thuẫn giai cấp nảy sinh, xung đột giữa các giai cấp ngày càng trở nên gay gắt, tổ chức thị tộc, bộ lạc khơng cịn đủ khả năng tổ chức và quản lý xã hội được nữa, địi hỏi phải có một tổ chức mới (nhà nước) xuất hiện, để
đáp ứng những nhu cầu của cả xã hội và đặc biệt là của giai cấp thống trị
về kinh tế.
Nhà nước ra đời do nhiều nhu cầu, nhưng trong đó có hai nhu cầu cơ bản: một là, nhu cầu xã hội (để tổ chức và quản lý một xã hội đã phát
triển ở một trình độ cao hơn, văn minh hơn); hai là, nhu cầu chính trị -
giai cấp (để bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị về kinh tế khi xã hội đã phân chia thành các giai cấp, lực lượng có lợi ích đối lập nhau). Trong
bối cảnh đó, giai cấp thống trị về kinh tế đã lợi dụng, nắm giữ tổ chức
của cả xã hội (bộ máy quản lý chung) thành bộ máy có lợi cho giai cấp mình. Tổ chức đó được gọi chung là nhà nước.
Như vậy, chính sự xuất hiện chế độ tư hữu đối với tư liệu sản xuất
và sự phân chia giai cấp trong xã hội đã trở thành những nguyên nhân
dẫn đến sự ra đời của nhà nước. Nhà nước không phải là một lực lượng từ bên ngoài áp đặt vào xã hội mà là “một lực lượng nảy sinh từ xã hội”, một lực lượng tựa hồ như đứng trên xã hội, có nhiệm vụ làm dịu bớt các xung đột trong xã hội và giữ cho các xung đột đó nằm trong vịng trật tự nhất định.
Mặc dù có cùng nguyên nhân ra đời, nhưng do giữa các khu vực
khác nhau trên thế giới có sự khác biệt về điều kiện địa lý, lịch sử, trình
độ phát triển kinh tế - xã hội..., nên sự xuất hiện của mỗi nhà nước ở từng
Nhà nước Aten xuất hiện do nhu cầu thuần tuý về phát triển nội tại của xã hội khi đó (nhu cầu giai cấp và nhu cầu xã hội) mà khơng có các tác nhân nào khác.
Nhà nước Rôma xuất hiện do nhu cầu giai cấp, nhu cầu xã hội và do sự tác động của cuộc đấu tranh mà giới bình dân khơng thuộc thị tộc La Mã tiến hành nhằm chống lại giới quý tộc La Mã.
Nhà nước Giéc- manh xuất hiện do nhu cầu giai cấp và nhu cầu xã hội và do sự tác động của cuộc chiến tranh giữa các thị tộc Giéc - manh với đế chế La Mã.
Các nhà nước phương Đông cổ đại xuất hiện do nhu cầu chống giặc ngoại xâm và nhu cầu làm thuỷ lợi để phát triển sản xuất, mở rộng khu vực sinh sống, mặc dù nhu cầu giai cấp và nhu cầu xã hội chưa chín muồi.