I. BẢN CHẤT, CHỨC NĂNG, BỘ MÁY, KIỂU, HÌNH THỨC NHÀ NƯỚC, CÁC MỐI QUAN HỆ CỦA NHÀ NƯỚC
e) Nhà nước với cá nhân
Cá nhân là tổng thể những thuộc tính tự nhiên và xã hội của mỗi
con người. Mỗi cá nhân là một cá thể vừa có những đặc tính chung của
lồi người, vừa có những đặc tính riêng của bản thân mình, vừa có những yếu tố của xã hội, của thời đại vừa có những yếu tố của riêng mình.
Trong mỗi chế độ xã hội, cá nhân bao giờ cũng mang những đặc
điểm nhất định của xã hội, bởi con người là sản phẩm của môi trường tự
nhiên và xã hội. Cá nhân chịu sự tác động của môi trường và ngược lại cũng có ảnh hưởng, tác động tới mơi trường mà nó tồn tại và hoạt động. Những ảnh hưởng và tác động của cá nhân tới mơi trường có thể là tích cực và cũng có thể là tiêu cực, tuỳ theo nhận thức và hoạt động của họ. Mức độ ảnh hưởng (nhiều hay ít) của mỗi cá nhân tới môi trường, phụ
thuộc vào địa vị của họ trong xã hội. Một xã hội ưu việt phải là một xã
hội tạo ra những điều kiện tốt nhất để các cá nhân có thể phát huy được tất cả những tài năng, trí tuệ của mình trong lao động, sản xuất và sinh hoạt vì hạnh phúc của con người.
Trong xã hội có nhà nước, hẹp hơn khái niệm cá nhân là khái niệm công dân. Công dân là người mang quốc tịch của một nhà nước nào đó, là cá nhân trong quan hệ với nhà nước. Con người khi sinh ra đã là cá
nhân, nhưng để trở thành cơng dân người đó phải có những tiêu chuẩn
nhất định theo quy định pháp luật của mỗi nhà nước.
Trong mối quan hệ với công dân, nhà nước là tổ chức công quyền, thực hiện việc quản lý xã hội nói chung, trong đó có quản lý cơng dân. Nhà nước có nghĩa vụ bảo vệ tính mạng, tài sản, danh dự, nhân phẩm,
quyền và lợi ích của cơng dân, tạo điều kiện cho công dân sinh sống và
phát triển. Cịn cơng dân, trong mối quan hệ với nhà nước, là đối tượng
chịu sự quản lý của nhà nước, phải thực hiện đầy đủ, nghiêm chỉnh các
nghĩa vụ pháp lý của mình đối với nhà nước, nhưng cơng dân cũng có quyền yêu cầu nhà nước phục vụ lợi ích của mình.
Tuy nhiên, mối quan hệ giữa nhà nước với cơng dân trong các xã hội khác nhau thì khơng giống nhau. Trong xã hội chiếm hữu nô lệ, phong kiến và tư sản, mối quan hệ giữa nhà nước và cơng dân ln trong tình trạng đối lập với nhau về lợi ích. Do trong các xã hội đó, tồn tại các giai cấp đối kháng nên nhà nước ln nằm trong tay các giai cấp bóc lột và chủ yếu phục vụ lợi ích, thực hiện mục đích cho các giai cấp bóc lột - một số ít dân cư trong xã hội. Nhà nước chủ yếu thể hiện vai trị là cơng cụ trấn áp của các giai cấp bóc lột nhằm chống lại những người lao động - chiếm số đông trong xã hội.
Nhà nước xã hội chủ nghĩa là kiểu nhà nước mới, với mục đích xố
bỏ áp bức, bóc lột, tạo điều kiện cho sự phát triển toàn diện của mỗi
người theo tinh thần “tự do cho mỗi người là điều kiện phát triển tự do cho tất cả mọi người”, vì vậy, mối quan hệ giữa nhà nước với cơng dân
đã có sự thay đổi về chất. Mối quan hệ giữa nhà nước và cá nhân trong
chủ nghĩa xã hội có những đặc trưng cơ bản sau:
+ Giữa nhà nước và cá nhân có chung lợi ích, nên có sự thống nhất về quyền và nghĩa vụ pháp lý;
+ Các giá trị của cá nhân người lao động được đề cao, được tôn
trọng; các quyền, tự do của người lao động ngày càng được mở rộng,
được nhà nước và xã hội ghi nhận và bảo đảm thực hiện;
+ Các mối quan hệ giữa nhà nước và cá nhân được pháp luật điều
chỉnh, nói cách khác, là các quan hệ đó hình thành và phát triển trên cơ sở pháp luật;
+ Nhà nước xã hội chủ nghĩa là nhà nước pháp quyền của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân nên cả nhà nước cũng như cá nhân đều luôn quan tâm tới việc tôn trọng, thực hiện nghiêm chỉnh các quy định pháp luật, không ngừng tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa;
+ Quan hệ giữa nhà nước và cá nhân là sự tôn trọng và vì nhau, dựa trên các nguyên tắc của dân chủ xã hội chủ nghĩa.