1. Quan niệm về pháp luật
Cũng như đối với nhà nước, hiện vẫn đang tồn tại nhiều quan niệm khác nhau về pháp luật, như:
+ Pháp luật là ý muốn của Thượng đế;
+ Pháp luật là phương tiện để quản lý xã hội (pháp luật gắn liền với xã hội, ở đâu có xã hội thì ở đó có pháp luật);
+ Pháp luật là những tiêu chuẩn căn bản mà mọi người phải tuân theo để quản lý xã hội và trừ khử những điều gian tà, bất chính trong xã hội;
+ Pháp luật là công lý đại diện cho sự công bằng xã hội, bảo vệ lợi ích cho tất cả mọi người trong xã hội;
+ Pháp luật là ý chí của giai cấp thống trị được đề lên thành luật; + Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự chung, do nhà nước ban
hành và bảo đảm thực hiện, thể hiện ý chí nhà nước của giai cấp thống
trị, là nhân tố điều chỉnh các quan hệ xã hội vì lợi ích, vì mục đích của
giai cấp thống trị và của cả xã hội.
2. Nguồn gốc của pháp luật theo quan điểm Mác - Lênin
Quan điểm Mác - Lênin cho rằng, cũng như nhà nước, pháp luật là sản phẩm của sự phát triển xã hội. Pháp luật khơng phải là ý chí của thượng đế hay của một lực lượng siêu nhiên nào ngoài trái đất gán ghép vào xã hội, mà nảy sinh trong đời sống xã hội, là kết quả của sự biến đổi xã hội từ xã hội khơng có giai cấp sang xã hội có giai cấp.
Trong xã hội nguyên thuỷ chưa có pháp luật, việc quản lý, điều
chỉnh các quan hệ xã hội được dựa vào tập qn, đạo đức, tín điều tơn
giáo... Đây là những cơng cụ điều chỉnh thể hiện ý chí và bảo vệ lợi ích chung của các thành viên trong xã hội, nên được mọi người thừa nhận và tự giác tuân theo.
Các nguyên nhân làm xuất hiện nhà nước cũng chính là những nguyên nhân ra đời của pháp luật.
Khi xã hội phát triển đến một giai đoạn nhất định, thì những cơng
cụ như đạo đức, tập qn, tín điều tơn giáo... khơng cịn khả năng hoặc
khơng thể duy trì quản lý xã hội như cũ được nữa, vì ý chí các thành viên trong xã hội khơng cịn thống nhất, lợi ích các giai cấp trong xã hội đã có
sự khác biệt căn bản, thậm chí đối lập với nhau. Trong điều kiện đó, để
giữ cho xã hội trong vòng trật tự, đồng thời bảo vệ được lợi ích của
mình, giai cấp thống trị đã thông qua nhà nước để tạo ra một công cụ
Như vậy, pháp luật ra đời do nhu cầu xã hội để quản lý một xã hội
đã phát triển quá phức tạp, đã xuất hiện những giai cấp có lợi ích đối lập
với nhau và để bảo vệ lợi ích cho giai cấp thống trị về kinh tế - chính trị trong xã hội.
Quan điểm Mác - Lênin cho rằng, pháp luật ra đời và tồn tại gắn
liền với xã hội có giai cấp, là sản phẩm của sự phát triển xã hội, vừa mang tính khách quan (sinh ra do địi hỏi của xã hội), vừa mang tính chủ quan (phụ thuộc ý chí của giai cấp thống trị).
Cần chú ý, khi nhà nước ra đời thì các hình thức tổ chức của con
người trước đó (thị tộc, bộ lạc) khơng cịn tồn tại, nhưng khi pháp luật
ra đời, các công cụ điều chỉnh quan hệ xã hội khác vẫn song song cùng
tồn tại.
Pháp luật ra đời bằng những con đường sau đây:
Thứ nhất, nhà nước tuyên bố (thừa nhận) một số các quy tắc xử sự
đã có sẵn trong xã hội như tập qn, đạo đức, tín điều tơn giáo... thành
pháp luật và dùng quyền lực nhà nước bảo đảm cho chúng được tơn
trọng, được thực hiện. Nhà nước cũng có thể thừa nhận sức mạnh pháp lý có tính quy phạm cho các quyết định (cách giải quyết) những vụ việc cụ
thể của các cơ quan nhà nước trước đó thành những khn mẫu để giải
quyết những trường hợp tương tự (tiền lệ pháp).
Thứ hai, nhà nước đặt ra những quy tắc xử sự mới, bắt buộc các tổ
chức và cá nhân phải tuân theo. Những quy tắc này thường do các cơ
quan nhà nước có thẩm quyền đặt ra thơng qua những trình tự, thủ tục,
hình thức nhất định.
3. Những đặc điểm cơ bản của pháp luật
Là công cụ điều chỉnh các quan hệ xã hội, pháp luật có những đặc
điểm (thuộc tính) cơ bản sau đây.
Một là, pháp luật có tính quy phạm phổ biến. Pháp luật là tổng thể
các quy tắc xử sự chung, được thể hiện trong những hình thức xác định,
có kết cấu lơgíc rất chặt chẽ và được đặt ra khơng phải xuất phát từ một
trường hợp cụ thể mà là sự khái qt hố từ rất nhiều trường hợp có tính
tính khái qt hố cao, là những khn mẫu điển hình của hành vi để các chủ thể (tổ chức, cá nhân) thực hiện, khi gặp phải những tình huống mà pháp luật đã dự liệu.
Hai là, pháp luật có tính quyền lực nhà nước. Tính quyền lực nhà
nước của pháp luật, trước hết thể hiện trong việc pháp luật chỉ được ban
hành bởi nhà nước. Pháp luật được nhà nước ban hành thơng qua trình
tự, thủ tục chặt chẽ và phức tạp với sự tham gia của rất nhiều các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, các tổ chức và các cá nhân, nhưng trong đó nhà
nước có quyền quyết định cuối cùng. Tùy thuộc vào những điều kiện,
hoàn cảnh khác nhau, nhà nước sẽ quyết định giao thẩm quyền đặt ra
pháp luật cho các cơ quan, tổ chức hay cá nhân nhất định. Và, chỉ có
những chủ thể được nhà nước ủy quyền mới được đặt ra pháp luật.
Bên cạnh đó, tính quyền lực nhà nước của pháp luật cịn thể hiện
trong thuộc tính bắt buộc chung đối với toàn xã hội. Các quy định pháp luật được nhà nước đặt ra không phải cho một tổ chức hay cá nhân cụ thể mà cho tất cả các tổ chức và cá nhân có liên quan. Xuất phát từ vị trí, vai trị của nhà nước là tổ chức đại diện chính thức cho tồn xã hội, nên pháp
luật mang tính bắt buộc chung, việc thực hiện pháp luật là bắt buộc đối
với bất kỳ tổ chức hay cá nhân nào khi rơi vào hoàn cảnh, điều kiện mà pháp luật đã dự liệu. Pháp luật có phạm vi điều chỉnh rộng lớn, bao gồm hầu hết các quan hệ xã hội quan trọng. Pháp luật là sự mơ hình hố những nhu cầu xã hội, những quy luật phát triển xã hội dưới dạng các quy tắc xử sự chung, không chỉ phụ thuộc vào ý chí chủ quan của nhà nước, mà còn phản ánh những nhu cầu, đòi hỏi khách quan của xã hội dưới hình thức pháp lý.
Đồng thời, tính quyền lực nhà nước của pháp luật cũng thể hiện
trong việc được nhà nước bảo đảm thực hiện trên thực tế. Nhà nước bảo
đảm thực hiện pháp luật bằng nhiều sức mạnh khác nhau, như: sức mạnh
chính trị, tư tưởng, kinh tế, tổ chức…, trong đó sức mạnh cưỡng chế
mang tính đặc thù. Nhà nước đặt ra và thực hiện rất nhiều biện pháp
cưỡng chế khác nhau để bảo đảm thực hiện các quy định pháp luật, trong
đó có những biện pháp bạo lực về tinh thần (khiển trách, cảnh cáo, buộc
cơng khai xin lỗi…), có biện pháp bạo lực về kinh tế (phạt tiền, tịch thu tài sản), có biện pháp bạo lực về tự do cá nhân (cấm đi khỏi nơi cư trú,
quản chế, tù có thời hạn, tù chung thân), nghiêm khắc nhất là tước đoạt
sinh mạng sống của người vi phạm (tử hình). Nhờ sự bảo đảm của nhà
nước, pháp luật được các tổ chức và cá nhân tôn trọng và thực hiện
nghiêm chỉnh, có hiệu quả trong đời sống xã hội.
Ba là, pháp luật có tính xác định chặt chẽ về hình thức. Nội dung
pháp luật ln được thể hiện dưới những hình thức nhất định, nói cách
khác, những quy định pháp luật phải được chứa đựng trong các nguồn
luật là tập quán pháp, tiền lệ pháp hay văn bản quy phạm pháp luật. Sự xác định chặt chẽ về hình thức là điều kiện để phân biệt giữa pháp luật với những quy định không phải là pháp luật, đồng thời cũng tạo nên sự thống nhất, chặt chẽ, rõ ràng, chính xác về nội dung của pháp luật.
Ngồi các thuộc tính cơ bản nói trên pháp luật cịn có một số thuộc tính khác, như tính ổn định, tính hệ thống...
Từ những phân tích trên, có thể rút ra kết luận sau đây về pháp luật (đó là quan điểm có tính phổ biến trong khoa học pháp lý nước ta hiện nay).
Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự chung, do nhà nước ban hành và bảo đảm thực hiện, thể hiện ý chí của nhà nước và là công cụ điều chỉnh các quan hệ xã hội vì lợi ích, mục đích của giai cấp thống trị,
Chương 3
BẢN CHẤT, CHỨC NĂNG, BỘ MÁY, KIỂU, HÌNH THỨC NHÀ NƯỚC, HÌNH THỨC NHÀ NƯỚC,