I. NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT CHỦ NÔ
a) Bản chất của pháp luật chủ nô
Pháp luật chủ nơ ra đời cùng với sự hình thành và phát triển của nhà nước chủ nô. Sự ra đời của pháp luật chủ nô đánh dấu một bước phát triển mới của loài người trong lĩnh vực điều chỉnh các quan hệ xã hội. Là một trong những cơng cụ quản lý xã hội có hiệu quả, pháp luật chủ nơ đã góp phần tạo lập một trật tự cần thiết cho xã hội, tạo điều kiện và định hướng cho sự phát triển của một xã hội văn minh, phát triển hơn so với xã hội ngun thuỷ mơng muội, thấp kém.
Được hình thành và phát triển trên cơ sở kinh tế - xã hội chiếm hữu
nô lệ (xem phần nhà nước chủ nô), pháp luật chủ nơ có bản chất thể hiện
ở hai thuộc tính cơ bản sau đây:
- Tính xã hội của pháp luật chủ nô. Ra đời khi xã hội đã phát triển ở
một trình độ nhất định, pháp luật chủ nơ ln mang tính xã hội, là công cụ
điều chỉnh các quan hệ xã hội mang tính quy phạm và tính bắt buộc chung
nhằm duy trì đời sống cộng đồng xã hội. Cùng với những công cụ quản lý xã hội khác, pháp luật chủ nơ đã duy trì trật tự, sự ổn định, an tồn của xã hội chiếm hữu nơ lệ; quy định những quy tắc hoạt động chung trong quá trình sản xuất, trao đổi, sinh hoạt có tính chất cộng đồng của xã hội chiếm hữu nô lệ; ghi nhận các quyền tự do, dân chủ cho giai cấp chủ nô; đồng thời, là phương tiện hữu hiệu để giải quyết những tranh chấp, mâu thuẫn trong xã hội, tạo điều kiện cho xã hội tồn tại và phát triển.
- Tính giai cấp của pháp luật chủ nơ. Pháp luật chủ nơ thể hiện ý chí
nhà nước của chủ nô, là phương tiện để bảo vệ lợi ích của chủ nô, chống lại nô lệ và những người lao động khác. Dựa vào pháp luật, giai cấp chủ nô tiến hành trấn áp sự phản kháng của nô lệ và những người lao động khác trong xã hội, ghi nhận và củng cố quyền lực của chủ nô, xác lập chế
độ sở hữu của chủ nô; quy định tình trạng lệ thuộc của nơ lệ vào chủ nơ,
hợp thức hố các hình thức bóc lột tàn nhẫn của chủ nô đối với nô lệ; thừa nhận chủ nơ là cơng dân có đầy đủ mọi quyền hành và lợi ích, cịn nơ lệ thì khơng có một thứ quyền nào cả, họ khơng được coi là con người, chỉ được coi là đối tượng của quan hệ sở hữu, có thể bị mua bán, cho tặng, thậm chí bị giết chết tuỳ theo ý thích của chủ nô, bị buộc phải làm mọi việc mà chủ
nô yêu cầu và không được phản đối. Là cơng cụ chun chính của giai cấp
chủ nơ, pháp luật chủ nô đã tạo điều kiện để giai cấp chủ nô giam hãm,
đày đọa nô lệ trong sự tối tăm, cực nhọc và khiếp sợ để ra sức áp bức, bóc
lột họ một cách tàn nhẫn khơng có giới hạn.
Như vậy, pháp luật chủ nơ là tập hợp các quy tắc xử sự chung do nhà nước chủ nơ ban hành, thể hiện ý chí của nhà nước của chủ nô, được
nhà nước và các cá nhân chủ nô bảo đảm thực hiện bằng nhiều biện
pháp, trong đó chủ yếu là các biện pháp cưỡng chế, là một trong những công cụ điều chỉnh các quan hệ xã hội vì lợi ích và mục đích của chủ nơ, vì sự tồn tại và phát triển của xã hội chiếm hữu nô lệ.