Bản chất của pháp luật xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Một phần của tài liệu Lý luận nhà nước và pháp luật: Hướng dẫn tự nghiên cứu - Phần 1 (Trang 181 - 182)

II. PHÁP LUẬT VIỆT NAM XÃ HỘI CHỦ NGHĨA

b) Bản chất của pháp luật xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Được hình thành và phát triển trên cơ sở chế độ kinh tế, chính trị,

văn hố - xã hội và tư tưởng mới, nên pháp luật xã hội chủ nghĩa Việt

Nam có sự khác biệt về bản chất so với những kiểu pháp luật trước đó.

Điều này được biểu hiện ở những nội dung cơ bản sau đây:

- Tính xã hội của pháp luật Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Với tư cách

là công cụ chủ yếu điều chỉnh các quan hệ xã hội mang tính quy phạm và tính bắt buộc chung, pháp luật xã hội chủ nghĩa Việt Nam thể hiện tính xã hội rộng lớn, hơn bất kỳ một kiểu pháp luật nào khác. Nó là phương

tiện để các tổ chức và cá nhân trong xã hội tổ chức và hoạt động trong

hầu hết các lĩnh vực quan trọng của đời sống xã hội. Vai trò và những giá trị xã hội của pháp luật xã hội chủ nghĩa Việt Nam đang ngày càng được củng cố, mở rộng và phát triển.

- Tính giai cấp của pháp luật Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Pháp luật

thể hiện ý chí nhà nước của nhân dân lao động Việt Nam. Lần đầu tiên

trong lịch sử dân tộc ta, pháp luật đã thể hiện ý chí và mang lại lợi ích

cho những người lao động, biểu hiện mối quan hệ hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau giữa những người lao động Việt Nam khơng bị áp bức, bóc lột. Quy

định và bảo vệ chính quyền nhân dân, pháp luật Việt Nam xã hội chủ

nghĩa đã đưa người lao động Việt Nam từ địa vị bị trị lên địa vị thống trị xã hội. Bảo vệ lợi ích cho người lao động, pháp luật Việt Nam xã hội chủ nghĩa đã ghi nhận và bảo đảm các quyền tự do, dân chủ thực sự cho nhân dân như quyền tự do khỏi sự bóc lột, quyền có việc làm, quyền nghỉ ngơi, quyền học tập... đáp ứng những lợi ích cơ bản của người lao động,

mang lại tự do thực sự cho cả cộng đồng và mỗi cá nhân. Với việc ghi

nhận những tư liệu sản xuất cơ bản trong xã hội là tài sản chung, pháp luật Việt Nam xã hội chủ nghĩa đã bảo đảm cho người lao động khả năng thực tế để tham gia vào các lĩnh vực hoạt động xã hội, như: kinh tế, chính trị, văn hố - xã hội...

Bản chất của pháp luật Việt Nam xã hội chủ nghĩa còn được thể hiện qua các đặc trưng cơ bản sau đây:

- Là hệ thống các quy tắc xử sự có tính thống nhất nội tại cao; do nhà nước Việt Nam ban hành và bảo đảm thực hiện;

- Mang tính nhân dân (thể hiện ý chí nhà nước của nhân dân Việt Nam, bao gồm giai cấp công nhân, giai cấp nông dân, đội ngũ trí thức và những người lao động khác);

- Có quan hệ chặt chẽ với chế độ kinh tế Việt Nam, khẳng định việc

Một phần của tài liệu Lý luận nhà nước và pháp luật: Hướng dẫn tự nghiên cứu - Phần 1 (Trang 181 - 182)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(196 trang)