III. NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT TƯ SẢN
a) Bản chất của nhà nước tư sản
Trong các thế kỷ XVI - XVII, ở các nước phong kiến, sản xuất nhỏ của nông dân và thợ thủ cơng có bước phát triển nhảy vọt, hình thành công xưởng, nhà máy... dẫn đến sự ra đời của nền sản xuất cơng nghiệp
và hàng hố. Lực lượng sản xuất mới gặp phải sự chống đối, kìm hãm
của chế độ đẳng cấp, cát cứ phong kiến. Lợi dụng mâu thuẫn gay gắt
lãnh đạo nông dân tiến hành cách mạng tư sản lật đổ chế độ phong kiến. Cách mạng tư sản thắng lợi, nhà nước phong kiến bị diệt vong và nhà nước tư sản ra đời. Sự ra đời của nhà nước tư sản là bước tiến dài của
lồi người về phía trước trên hầu hết các lĩnh vực của đời sống xã hội,
như: Thiết lập và phát triển nền sản xuất công nghiệp với năng suất lao
động rất cao; từng bước bãi bỏ chế độ đẳng cấp, đặc quyền phong kiến,
xố bỏ tình trạng cát cứ, phân tán, tạo động lực cho sự phát triển nhảy
vọt của xã hội trên tất cả các lĩnh vực; thiết lập nhiều chế định dân chủ tư sản, như nghị viện, chế độ bầu cử; tuyên bố các quyền tự do, bình đẳng, bác ái cho công dân...
Cơ sở kinh tế của nhà nước tư sản là các quan hệ sản xuất tư bản chủ
nghĩa, chủ yếu dựa trên chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất. Trong quan hệ
sản xuất đó, người lao động được tự do và về hình thức được bình đẳng
với chủ. Tuy nhiên, do khơng có tư liệu sản xuất, họ phải làm thuê, phải bán sức lao động của mình cho các nhà tư sản, nhà tư sản mua sức lao
động của công nhân và bắt người công nhân sản xuất ra hàng hóa để bóc
lột giá trị thặng dư - một hình thức bóc lột tinh vi hơn, vơ hình hơn.
Cơ sở xã hội của nhà nước tư sản là giai cấp tư sản, mặc dù chiếm
số ít trong xã hội nhưng họ lại nắm hầu hết các tư liệu sản xuất, nên họ cũng nắm ln cả quyền lực chính trị và tinh thần. Mặc dù kết cấu giai
cấp của xã hội tư bản đa dạng, nhưng nhà nước tư sản chủ yếu đại diện
và bảo vệ cho lợi ích của giai cấp tư sản. Ở các nước tư sản, các chính
đảng tư sản thường tìm chỗ dựa ở các tập đoàn kinh tế và các tập đoàn
kinh tế cũng tìm thấy lợi ích của mình trong việc đưa chính đảng này hay chính đảng khác lên nắm chính quyền.
Với cơ sở kinh tế - xã hội như trên đã làm quyền lực kinh tế, quyền lực chính trị trong các nước tư sản thực chất thuộc về giai cấp tư sản là chủ yếu - một thiểu số dân cư trong xã hội. Trên thực tế, nhà nước tư sản chủ yếu mang lại lợi ích, bảo vệ và thực hiện các mục đích mà giai cấp tư sản đề ra, mặc dù hiến pháp, pháp luật nhiều nước tư sản vẫn tuyên bố về mặt hình thức là quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân.
- Tính xã hội của nhà nước tư sản. Nhà nước tư sản có tính xã hội
dân chủ, phổ thông đầu phiếu... là những tiến bộ rất lớn so với nhà nước phong kiến. Chính những thể chế này đã thúc đẩy sự phát triển của xã hội tư sản nói riêng và của văn minh nhân loại nói chung. Trong giai đoạn gần đây nhà nước tư sản can thiệp sâu hơn, nhiều hơn vào các hoạt động kinh tế - xã hội, tạo ra những điều kiện để xã hội phát triển tốt hơn, văn minh hơn. Tuy nhiên, do tồn tại trên cơ sở của chế độ tư hữu và phục vụ cho chế độ đó, nhà nước tư sản vẫn khơng thể thốt khỏi những hạn chế lịch sử của nó là duy trì bảo vệ sự áp bức, bóc lột của thiểu số dân cư
thống trị đối với đa số quần chúng nhân dân trong xã hội. Điều đó kìm
hãm sự phát triển của xã hội loài người trong những hoàn cảnh lịch sử nhất định.
- Tính giai cấp của nhà nước tư sản. Nhà nước tư sản là một bộ
phận thuộc kiến trúc thượng tầng của xã hội tư bản, là công cụ chủ yếu và trực tiếp của chun chính tư sản. Vì vậy, dù được tổ chức dưới hình thức nào, nhà nước tư sản bao giờ cũng là cơng cụ để duy trì sự thống trị và bảo vệ lợi ích của giai cấp tư sản, chống lại giai cấp vô sản và các tầng lớp nhân dân lao động khác. Lênin đã chỉ rõ: “Những hình thức của nhà nước tư sản thì hết sức khác nhau nhưng thực chất chỉ là một. Chung quy
lại thì tất cả những nhà nước ấy, vô luận thế nào cũng tất nhiên phải là
nền chuyên chính tư sản”(1).