II. NHÀ NƯỚC VÀ HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
4. Quan hệ giữa Nhà nước với Đảng trong hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa Việt Nam
hội chủ nghĩa Việt Nam
Đảng Cộng sản Việt Nam, đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và của dân tộc Việt
Nam; đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao
động và của dân tộc. Kể từ khi trở thành đảng cầm quyền, Đảng Cộng
sản Việt Nam luôn là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội. Lịch sử dân tộc Việt Nam đã khẳng định vai trò lãnh đạo không thể phủ nhận của
Đảng Cộng sản Việt Nam và điều này cũng phù hợp với ý muốn và
nguyện vọng của nhân dân.
Vai trò lãnh đạo của Đảng đã được khẳng định tại Điều 4 Hiến
pháp Việt Nam năm 1992. Đảng thực hiện sự lãnh đạo toàn diện đối với
Nhà nước trên những lĩnh vực và những hoạt động của Nhà nước mà
Đảng quan tâm như kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, tổ chức cán bộ,
hoạt động xây dựng, thực hiện pháp luật. Đảng lãnh đạo toàn diện, nhưng không làm thay công việc của Nhà nước.
Sự lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước ta được thực hiện dưới
những hình thức chủ yếu sau:
- Đảng hoạch định chiến lược, chính sách và những mục tiêu cơ
bản đối với sự phát triển kinh tế, chính trị, văn hố, xã hội và các lĩnh
vực khác của đời sống xã hội để trên cơ sở đó Nhà nước thể chế hố
thành pháp luật và tổ chức thực hiện.
- Đảng thường xuyên phát hiện, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ có phẩm chất, có năng lực để giới thiệu vào nắm giữ các cương vị quan trọng trong bộ máy nhà nước.
- Đảng kiểm tra việc thực hiện đường lối chính sách của Đảng,
pháp luật của Nhà nước nhằm phát hiện những sai lầm, thiếu sót, bất hợp lý trong các chính sách do mình đề ra, khắc phục, hoàn thiện chúng hơn nữa, đồng thời phát hiện những sai sót của cán bộ, cơ quan nhà nước để kịp thời uốn nắn, giúp đỡ họ hoàn thành chức năng, nhiệm vụ được giao.
Sự lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước được thực hiện thông qua các tổ chức của Đảng được thành lập trong các cơ quan nhà nước và các
đảng viên làm việc trong bộ máy nhà nước, đặc biệt là những đảng viên đang giữ những cương vị quan trọng trong bộ máy nhà nước.
Phương pháp lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước là giáo dục,
thuyết phục và nêu gương.
Nhà nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa luôn ghi nhận và tự đặt mình
dưới sự lãnh đạo của Đảng. Nhà nước tiến hành thể chế hóa đường lối
chính sách của Đảng thành pháp luật, thành những chính sách, quy định
cụ thể và tổ chức thực hiện. Đồng thời, thông qua hoạt động thực tiễn,
Nhà nước kiểm nghiệm tính đúng đắn, sự phù hợp của những đường lối chính sách của Đảng, trên cơ sở đó góp ý với Đảng trong việc đề ra hoặc
điều chỉnh đường lối chính sách cho phù hợp.
Với vai trị quản lý tồn diện các mặt hoạt động của xã hội, Nhà
nước thực hiện việc quản lý các tổ chức Đảng, kiểm tra giám sát việc
tuân theo pháp luật của các tổ chức Đảng và các cá nhân đảng viên. Mặt khác, Nhà nước có trách nhiệm bảo vệ Đảng, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các tổ chức Đảng hoạt động, ủng hộ, giúp đỡ về vật chất cũng như về tinh thần đối với hoạt động của các tổ chức Đảng các cấp.