Chế độ chính trị

Một phần của tài liệu Lý luận nhà nước và pháp luật: Hướng dẫn tự nghiên cứu - Phần 1 (Trang 110)

III. NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT TƯ SẢN

c) Chế độ chính trị

Chế độ chính trị của nhà nước tư sản tương đối đa dạng, phong

phú, ở đó vừa có những biện pháp rất dân chủ của nền dân chủ tư sản,

vừa có những biện pháp phản dân chủ, thậm chí là quân phiệt, độc tài, phát xít... Có thể nói chế độ chính trị của nhà nước tư sản rất đa dạng và thường xuyên thay đổi.

Chế độ dân chủ tư sản được coi là chế độ chính trị tiến bộ nhất của

nhà nước tư sản. Nó tuyên bố rất nhiều các quyền tự do dân chủ cho nhân dân; có sự tồn tại cơng khai của các đảng phái đối lập cũng như các tổ chức xã hội, quần chúng; tồn tại hệ thống cơ quan đại diện được bầu theo nguyên tắc phổ thơng đầu phiếu; thừa nhận sự bình đẳng của cơng dân trước pháp luật và thực hiện nguyên tắc pháp chế.

Chế độ phản dân chủ thường xuất hiện ở những nơi, những giai đoạn

mà mâu thuẫn trong lòng xã hội tư sản đã trở nên gay gắt, khi này các

quyền tự do dân chủ bị xóa bỏ hoặc bị hạn chế tới mức tối đa, các tổ chức dân chủ bị cấm hoạt động, nền dân chủ bị chà đạp. Biến dạng đáng lo ngại

nhất của chế độ phản dân chủ là chủ nghĩa quân phiệt, độc tài, phát xít.

Đặc trưng của các chế độ này là xóa bỏ các thể chế dân chủ tư sản; áp

dụng sự thống trị độc quyền của một đảng, nghiêm cấm các tổ chức dân

chủ và cả các tổ chức đối lập sự hoạt động; thực hiện chính sách khủng bố tàn bạo, đặc biệt là đối với những người có tư tưởng đối lập.

Một phần của tài liệu Lý luận nhà nước và pháp luật: Hướng dẫn tự nghiên cứu - Phần 1 (Trang 110)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(196 trang)