Hệ thống pháp luật tư sản

Một phần của tài liệu Lý luận nhà nước và pháp luật: Hướng dẫn tự nghiên cứu - Phần 1 (Trang 115 - 116)

III. NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT TƯ SẢN

b) Hệ thống pháp luật tư sản

Mỗi nước tư sản đều có một hệ thống pháp luật với những đặc thù cả về nội dung lẫn hình thức, song pháp luật giữa các nước vẫn có những

nét chung nhất định. Căn cứ vào những nét chung đó, có thể chia pháp

luật tư sản thành hai hệ thống chủ yếu, là hệ thống Ănglo - xắcxơng (cịn gọi là hệ thống thông luật Anh - Mỹ, hệ thống common law...) và hệ thống continental (còn gọi là hệ thống pháp luật Pháp - Đức, hệ thống pháp luật châu Âu lục địa, hệ thống civil law...).

Hệ thống pháp luật Ănglo - xắcxông bao gồm pháp luật của Mỹ,

Anh, các nước chịu ảnh hưởng của Anh. Hệ thống Ănglo - xắcxơng có

đặc trưng là phần lớn các chế định và quy phạm pháp luật được hình

thành khơng phải bằng việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật mà bằng án lệ. Như vậy, thẩm phán vừa là người xét xử vừa là người sáng tạo ra pháp luật một cách gián tiếp; không chia thành công pháp và tư pháp; đều lấy dân luật Anh làm hình mẫu.

Hệ thống pháp luật continental bao gồm phần lớn pháp luật các

nước châu Âu lục địa và một số nước khác. Hệ thống continental có đặc trưng là chịu ảnh hưởng sâu sắc của luật dân sự La Mã cổ đại, pháp luật

được chia thành công pháp và tư pháp. Công pháp bao gồm các ngành

luật, các chế định pháp luật điều chỉnh các quan hệ về tổ chức và hoạt

động của cơ quan nhà nước, những quan hệ liên quan tới việc bảo vệ lợi

ích xã hội nói chung. Cịn tư pháp bao gồm các ngành luật, các chế định

pháp luật điều chỉnh các quan hệ liên quan tới bảo vệ lợi ích của từng cá nhân. Tuy nhiên, hiện nay ranh giới giữa công pháp và tư pháp khơng cịn đậm nét như trước đây; thẩm phán chỉ tiến hành hoạt động xét xử mà

không được tham gia hoạt động lập pháp, không được tạo ra các chế

định, các quy phạm pháp luật.

Hiện nay, hệ thống Ănglo - xắcxông và hệ thống continental đang

có khuynh hướng xích lại gần nhau do sự phát triển của hoạt động lập

pháp và sự hạn chế dần vai trò của tiền lệ pháp ở các nước thuộc hệ thống Ănglo - xắcxơng, do tiến trình hịa nhập kinh tế giữa các quốc gia.

Ngoài hai hệ thống pháp luật chủ yếu trên, cịn có sự tồn tại hệ thống pháp luật các nước hồi giáo và hệ thống pháp luật Bắc Âu...

Một phần của tài liệu Lý luận nhà nước và pháp luật: Hướng dẫn tự nghiên cứu - Phần 1 (Trang 115 - 116)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(196 trang)