I. BẢN CHẤT, CHỨC NĂNG, BỘ MÁY, KIỂU, HÌNH THỨC NHÀ NƯỚC, CÁC MỐI QUAN HỆ CỦA NHÀ NƯỚC
a) Khái niệm hình thức nhà nước
Hình thức nhà nước là cách tổ chức quyền lực nhà nước và những phương pháp để thực hiện quyền lực nhà nước. Hình thức nhà nước là một khái niệm chung được hình thành từ ba yếu tố cụ thể: Hình thức chính thể, hình thức cấu trúc nhà nước và chế độ chính trị.
Tuy nhiên, cũng có học giả xác định hình thức nhà nước chỉ bao gồm hai thành tố là hình thức chính thể và hình thức cấu trúc nhà nước,
cịn chế độ chính trị khơng nằm trong hình thức nhà nước mà chỉ là yếu
tố có liên quan mật thiết tới hình thức nhà nước.
- Hình thức chính thể là cách thức, trình tự để lập ra các cơ quan
cao nhất của nhà nước và mối quan hệ giữa các cơ quan đó với nhau. Khi xác định hình thức chính thể của một nhà nước cần xem xét:
Quyền lực tối cao của nhà nước được trao cho ai (một cơ quan hay một
cá nhân); trình tự, thủ tục trao quyền như thế nào; mối quan hệ giữa các cơ quan cao nhất của nhà nước với nhau như thế nào.
Hình thức chính thể có hai dạng cơ bản là chính thể quân chủ và chính thể cộng hịa.
Trong chính thể quân chủ, quyền lực tối cao của nhà nước tập trung
vương, hoàng đế...). Người đứng đầu nhà nước thường nắm quyền theo
nguyên tắc thừa kế và giữ chức vụ suốt đời (cá biệt, cũng có trường hợp
người đứng đầu được suy tơn hay chỉ định và cũng có trường hợp người
đứng đầu nhà nước chỉ nắm quyền trong một thời hạn nhất định).
Chính thể qn chủ có hai biến dạng là quân chủ tuyệt đối và quân chủ hạn chế (tương đối). Nếu người đứng đầu nhà nước nắm giữ toàn bộ
quyền lực tối cao của nhà nước, toàn quyền quyết định các vấn đề đối
nội, đối ngoại của nhà nước mà khơng có bất cứ sự chia sẻ nào thì gọi là
chính thể qn chủ tuyệt đối; nếu quyền lực của người đứng đầu nhà
nước bị hạn chế (cùng nắm giữ quyền lực tối cao của nhà nước, ngoài cá
nhân đứng đầu cịn có các cơ quan khác) thì gọi là chính thể qn chủ
hạn chế.
Trong chính thể cộng hịa, quyền lực tối cao của nhà nước thuộc về một cơ quan được bầu ra trong một thời gian nhất định. Hết thời hạn đó, một cơ quan khác lại được bầu ra để thực hiện quyền lực tối cao của nhà nước.
Chính thể cộng hồ có hai biến dạng là cộng hoà quý tộc và cộng hoà dân chủ. Nếu quyền bầu cử và ứng cử vào các cơ quan cao nhất của nhà nước chỉ thuộc về tầng lớp q tộc, thì đó là chính thể cộng hồ quý
tộc. Nếu quyền bầu cử và ứng cử vào các cơ quan cao nhất của nhà nước
thuộc về nhân dân, thì đó là chính thể cộng hồ dân chủ.
- Hình thức cấu trúc nhà nước là cách cấu tạo nhà nước thành các
đơn vị hành chính lãnh thổ và mối quan hệ giữa các đơn vị hành chính
lãnh thổ với nhau cũng như mối quan hệ giữa trung ương với địa phương. Cấu trúc nhà nước có hai loại cơ bản là nhà nước đơn nhất và nhà nước liên bang.
Nhà nước đơn nhất là nhà nước có chủ quyền chung chỉ do một cơ
quan quyền lực cao nhất của nhà nước nắm giữ, có hệ thống cơ quan quyền lực và quản lý thống nhất từ trung ương xuống địa phương; một hệ thống pháp luật chung trong cả nước; tồn tại một loại quy chế công dân.
Nhà nước liên bang bao gồm hai hay nhiều nhà nước thành viên
lãnh thổ nhỏ hơn (cấp bang) của nhà nước liên bang có những dấu hiệu
nhất định của nhà nước, có chủ quyền quốc gia. Nhà nước liên bang có
hai hệ thống cơ quan quyền lực và quản lý; có hệ thống chung cho toàn liên bang và hệ thống riêng trong mỗi nước thành viên; có chủ quyền quốc gia chung của liên bang, đồng thời mỗi nước thành viên cũng có chủ quyền riêng. Do vậy, chủ quyền quốc gia của liên bang vừa do nhà nước liên bang nắm giữ, vừa do các nhà nước thành viên nắm giữ. Nhà nước liên bang có một số đặc điểm: Tồn tại nhiều hệ thống chính quyền, một hệ thống chính quyền liên bang và mỗi bang có một hệ thống chính quyền riêng; tồn tại nhiều hệ thống pháp luật, một hệ thống pháp luật liên bang và mỗi bang có một hệ thống pháp luật riêng trên nguyên tắc pháp luật bang không được trái với pháp luật liên bang.
Trong cấu trúc nhà nước (kể cả nhà nước đơn nhất và nhà nước liên bang) có yếu tố tự trị. Tự trị tức là trong lãnh thổ một quốc gia, một khu
vực (địa phương) nào đó được tự quản lý một số cơng việc nội bộ của
mình, nhà nước trung ương ít hoặc khơng can thiệp đến. Có hai loại tự
trị: Tự trị về chính trị và tự trị về hành chính. Tự trị về chính trị là một nhà nước tự trị, tuy nhiên, nhà nước trung ương vẫn có thể tác động khi cần thiết. Tự trị về hành chính là đơn vị hành chính tự trị, khơng phải là nhà nước nên khơng có dấu hiệu của một nhà nước.
Ngoài cấu trúc đơn nhất và liên bang, trên thực tế còn tồn tại loại cấu trúc nhà nước liên minh. Đó là sự liên kết của nhiều nhà nước thành viên nhưng không tạo thành một nhà nước chung mà chỉ tạo nên một số cơ quan chung để tiến hành những cơng việc chung vì mục đích chính trị hay kinh tế, quân sự... Nhà nước liên minh là sự liên kết tạm thời của các
nhà nước với nhau nhằm thực hiện một số mục đích nhất định. Sau khi
đã đạt được các mục đích đó, nhà nước liên minh có thể tự giải tán hoặc
có thể phát triển thành nhà nước liên bang.
- Chế độ chính trị là tổng thể các phương pháp, thủ pháp trong việc
thực hiện quyền lực nhà nước.
Tùy từng điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của mỗi nhà nước mà có thể
có nhiều phương pháp khác nhau được sử dụng để thực hiện quyền lực
chung chúng được phân thành hai loại chính là: Phương pháp dân chủ và phương pháp không dân chủ.
Trong phương pháp dân chủ, bộ máy nhà nước được hình thành
bằng cách bầu cử tự do, bình đẳng; quyền tự do dân chủ của nhân dân
được mở rộng; giáo dục thuyết phục được đề cao; các hoạt động của nhà
nước được cơng khai hố. Phương pháp dân chủ cũng có nhiều loại, thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau, như: Dân chủ thật sự và dân chủ giả hiệu, dân chủ rộng rãi và dân chủ hạn chế; dân chủ trực tiếp và dân
chủ gián tiếp... Điều này thể hiện ở những nguyên tắc quản lý nhà nước
mang tính dân chủ; giải quyết các công việc theo quyết định của số đông (cử tri, đại biểu, thành viên cơ quan...); vì tự do chính trị và sự bình đẳng của mọi cơng dân.
Trong phương pháp phản dân chủ, quyền lực nhà nước được tổ
chức, thực hiện bằng các biện pháp phản dân chủ, như: lừa dối, hạn chế các quyền tự do dân chủ của công dân, coi trọng việc sử dụng bạo lực,
che đậy, bưng bít các hoạt động của nhà nước... Các phương pháp phản
dân chủ nhiều khi phát triển thành những phương pháp tàn bạo, quân phiệt và phát xít rất nguy hiểm.
Cần chú ý là không nên đối lập giữa dân chủ với chuyên chính.
Chuyên chính của giai cấp thống trị đối với các giai cấp bị trị, nhưng
không thể tiêu diệt được dân chủ đối với bản thân giai cấp thống trị.
b) Những yếu tố ảnh hưởng tới việc hình thành các hình thức
nhà nước khác nhau
Hình thức của các nhà nước chịu ảnh hưởng của rất nhiều các yếu
tố khác nhau.
Thứ nhất, là cơ sở kinh tế của nhà nước. Cơ sở kinh tế của nhà
nước có vai trị quyết định đến việc hình thành nhà nước theo những hình
thức nhà nước nhất định. Vì vậy, với mỗi kiểu nhà nước, thường có
những hình thức nhà nước đặc trưng nhất định. Chẳng hạn, nhà nước
được xây dựng dựa trên chế độ công hữu chắc chắn không thể tồn tại
chính thể quân chủ; hoặc cũng là chính thể quân chủ nhưng quân chủ tư sản khác với quân chủ phong kiến vì cơ sở kinh tế của hai kiểu nhà nước này là khác nhau.
Thứ hai, là sự tương quan lực lượng giữa các giai cấp, tầng lớp
trong xã hội. Sự tương quan giai cấp có ảnh hưởng rất lớn tới hình thức nhà nước, đặc biệt là hình thức chính thể (quân chủ lập hiến hay cộng hoà; liên bang hay đơn nhất...).
Thứ ba, là mức độ gay gắt của cuộc đấu tranh giành và giữ chính
quyền, đặc biệt là vào thời điểm thành lập nhà nước. Chẳng hạn, ở một
số nước do khi tiến hành cách mạng, giai cấp tư sản chưa đủ mạnh để có
thể một mình nắm chính quyền nên đành phải thoả hiệp với giai cấp địa
chủ, phong kiến thành lập chính thể quân chủ đại nghị.
Thứ tư, là đặc điểm lịch sử, truyền thống dân tộc. Chẳng hạn, ở
nhiều nước trên thế giới vẫn có quan niệm đất nước phải có vua, bởi vua là biểu tượng của dân tộc, là người tập hợp khối đại đoàn kết toàn dân.
Thứ năm, là hoàn cảnh quốc tế và các điều kiện khác có ảnh hưởng
khi thành lập nhà nước. Chẳng hạn, sự hình thành hình thức của Nhà nước Cu Ba có ảnh hưởng rất lớn bởi bối cảnh quốc tế.
Thứ sáu, là trình độ dân trí (sự giác ngộ chính trị của nhân dân) và
các điều kiện khác.
Như vậy, việc lựa chọn hình thức nhà nước được tiến hành dựa trên nhiều yếu tố khác nhau, bảo đảm sự phù hợp với mỗi dân tộc, mỗi quốc
gia, nhằm tạo ra và tăng cường năng lực quản lý của nhà nước, tạo điều
kiện cho sự ổn định và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.