II. NHÀ NƯỚC VÀ HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
d) Pháp chế luôn được tăng cường
Trong nhà nước pháp quyền, mọi hoạt động của nhà nước, cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, lực lượng vũ trang và mọi công dân đều phải dựa trên cơ sở pháp luật, phải phù hợp với pháp luật.
Các hoạt động của nhà nước, đặc biệt là hoạt động áp dụng pháp
luật phải có cơ sở pháp lý và chính xác. Mọi sự vi phạm pháp luật của
nhà nước, các cơ quan nhà nước đều có thể dẫn đến sự lộng quyền,
chuyên quyền, cực quyền và có thể gây tổn hại đến các quyền, tự do, lợi ích của các tổ chức và công dân.
Công dân, các tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, các lực lượng vũ
trang là những bộ phận cấu thành của xã hội, đồng thời cũng đều là
những chủ thể pháp luật. Hơn nữa, chính họ đã uỷ quyền cho các cơ quan nhà nước ban hành pháp luật xuất phát từ lợi ích của bản thân họ và của tồn xã hội. Do đó, việc tn theo pháp luật, nghiêm chỉnh thực hiện pháp luật là nguyện vọng của công dân, của các tổ chức phi nhà nước và
đó cũng là bảo đảm cao nhất cho quyền và tự do của họ.
Trong nhà nước pháp quyền, mọi vi phạm pháp luật của bất kỳ chủ thể nào, ở bất kỳ cương vị nào, cũng đều bị xử lý nghiêm minh theo pháp luật.
Nhà nước, các cơ quan, nhân viên nhà nước trong mọi hoạt động
của mình phải chịu sự ràng buộc bởi những quy tắc pháp luật đã xác định và công bố từ trước. Những quy tắc pháp luật này cho phép biết trước
được một cách khá chắc chắn việc nhà cầm quyền sẽ áp dụng các biện
pháp cưỡng chế như thế nào và cho phép trù tính các hoạt động riêng của từng người theo sự hiểu biết này.
đ) Có cơ chế tổ chức và thực hiện quyền lực nhà nước vừa khoa
học, hiệu quả vừa hợp pháp
Quyền lực nhà nước phải được tổ chức và hoạt động trên cơ sở
pháp luật, cịn pháp luật phải thể hiện ý chí nhân dân. Nhà nước căn cứ vào điều kiện, tình hình của đất nước để thiết lập cơ chế bảo đảm cho quá trình xây dựng, thực hiện và áp dụng pháp luật vừa hợp pháp vừa có hiệu quả cao.
Quyền lực nhà nước là thống nhất, nhưng phải có sự phân cơng, phối hợp phù hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện quyền lực nhà nước. Cơ chế phân công phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện quyền lực nhà nước phải hợp pháp, rõ ràng và có hiệu quả, phải bảo đảm sự phân biệt rõ ràng, sự phối hợp và kiểm sốt lẫn nhau có hiệu quả giữa ba quyền lập pháp, hành pháp và tư
pháp. Như vậy, mới có thể thực hiện được sự kiểm tra, giám sát các
hoạt động quyền lực, có thể hạn chế được sự lạm dụng quyền lực, bảo
vệ các lợi ích hợp pháp của con người, tránh khỏi sự xâm hại từ phía quyền lực nhà nước.
Sự độc lập của quyền tư pháp được đề cao. Các nguyên tắc của tư
pháp cần được tôn trọng. Hoạt động tư pháp phải dễ tiếp cận, độc lập,
khách quan và vô tư. Tất cả mọi hoạt động của cơ quan nhà nước và của
công chức nhà nước đều có thể được kiểm tra bằng con đường tư pháp.
Tính tuỳ tâm của các cơ quan có chức năng phịng ngừa tội phạm khơng
được lợi dụng để vi phạm pháp luật.
Đây là dấu hiệu quan trọng của nhà nước pháp quyền.