II. NHÀ NƯỚC VÀ HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
1. Bản chất và những đặc trưng cơ bản của nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
VIỆT NAM
1. Bản chất và những đặc trưng cơ bản của nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, nhân dân Việt
Nam đã đứng lên làm Cách mạng tháng Tám 1945 thành công, lập ra
nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, nay là Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Kể từ khi ra đời cho đến nay, Nhà nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa
đã và đang trải qua rất nhiều thử thách, khó khăn, song khơng ngừng phát
triển và hồn thiện vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Đúng như V.I. Lênin khẳng định: “Tất cả các dân tộc
sẽ đi đến chủ nghĩa xã hội, đó là điều khơng thể tránh khỏi, nhưng tất cả các dân tộc sẽ đi lên chủ nghĩa xã hội khơng phải một cách hồn tồn
giống nhau, mỗi dân tộc sẽ đưa đặc điểm của mình vào hình thức này
hay hình thức khác của chế độ dân chủ, vào loại này hay loại khác của nền chun chính vơ sản, vào nhịp độ này hay nhịp độ khác của việc cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với các mặt khác nhau của đời sống xã
hội”,(1)Nhà nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa là một trong những mơ hình
đã được tìm tịi, sáng tạo dựa trên cơ sở của lý luận khoa học nói trên.
Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam mang đầy đủ các
đặc trưng của một nhà nước xã hội chủ nghĩa nói chung, đồng thời cịn
có một số điểm riêng biệt.
Cơ sở kinh tế của Nhà nước là quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa, với chủ trương hiện nay là xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa.
Cơ sở xã hội của Nhà nước là nhân dân Việt Nam, mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nơng dân và đội ngũ trí thức.
Bản chất của Nhà nước được xác định trong Điều 2 Hiến pháp
1992: “Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nơng dân và đội ngũ trí thức”.
- Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước pháp
quyền xã hội chủ nghĩa. Việc xây dựng phát triển kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa, chống lại các hiện tượng độc đoán, chuyên
quyền trong xã hội, đặc biệt là trong bộ máy nhà nước, dân chủ hoá mọi
mặt của đời sống xã hội từ kinh tế, chính trị, văn hoá - xã hội, bảo đảm
và bảo vệ các quyền, lợi ích của cơng dân, thực hiện mục tiêu dân giàu,
nước mạnh, cơng bằng, dân chủ, văn minh, thích ứng với q trình tồn cầu hố, hội nhập khu vực và quốc tế, bảo đảm sự phát triển nhanh, bền
vững của đất nước..., đã làm nảy sinh nhu cầu xây dựng nhà nước pháp
quyền Việt Nam.
Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam được xây dựng với những đặc điểm cơ bản sau đây:
+ Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân. Nhà nước được tổ chức và hoạt động trên nguyên tắc đề cao
chủ quyền nhân dân, những vấn đề quan trọng nhất của đất nước đều do
nhân dân quyết định. Nhà nước coi con người là giá trị cao nhất trong xã hội, luôn phấn đấu vì hạnh phúc của con người theo tinh thần “tất cả cho con người, tất cả vì con người”.
+ Quyền lực nhà nước ở Việt Nam được tổ chức theo nguyên tắc
thống nhất trên cơ sở có sự phân cơng, phối hợp và kiểm sốt giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp.
+ Nhà nước Việt Nam thừa nhận vị trí tối thượng của hiến pháp và luật trong đời sống xã hội. Việc tổ chức và hoạt động của Nhà nước luôn
được thực hiện trên cơ sở hiến pháp và pháp luật. Nhà nước đề cao vị thế
của pháp luật trong đời sống nhà nước và xã hội, chống lại mọi biểu hiện quan liêu, hách dịch, cửa quyền, chuyên quyền, lạm quyền, khơng ngừng xây dựng và hồn thiện hệ thống pháp luật vì hạnh phúc của nhân dân.
+ Trách nhiệm qua lại giữa nhà nước và công dân ở Việt Nam là
mối quan hệ chủ đạo trong xã hội, thể hiện vai trò của một nhà nước
“phục vụ”, đồng thời thể hiện trách nhiệm của công dân trước nhà nước
và xã hội. Nhà nước Việt Nam phấn đấu thực hiện nguyên tắc bình đẳng
trong các mối quan hệ giữa nhà nước và công dân.
+ Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam được xây dựng gắn với một xã hội công dân, xã hội dân sự. Do đó, dân chủ, độc lập, tự
do, hạnh phúc vừa là mục tiêu vừa là động lực để Nhà nước và xã hội
+ Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam bảo đảm thực hiện nghiêm chỉnh và có thiện chí các cam kết quốc tế. Nhà nước Việt Nam thực hiện đường lối, chính sách đối ngoại độc lập, tự chủ, hồ bình, hữu nghị và hợp tác với tất cả các nước, khơng phân biệt chế độ chính trị và xã hội khác nhau, trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bình
đẳng và các bên cùng có lợi. Nhà nước tích cực ủng hộ và góp phần vào
cuộc đấu tranh chung của nhân dân thế giới vì hồ bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội.
+ Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam được xây dựng
dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, là đội tiên phong của
giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam, đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của dân tộc. Nhà nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa kể từ khi ra đời đến nay, luôn đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Những đặc điểm nêu trên của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ
nghĩa Việt Nam cũng được xem như là những mục tiêu hành động mà
toàn thể dân tộc Việt Nam đã và đang hướng tới để thực hiện.
- Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Ở nước Cộng hoà xã hội chủ
nghĩa Việt Nam tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức.
Nhà nước Cộng hịa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước của nhân dân, nghĩa là tất cả quyền lực nhà nước ở nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đều thuộc về nhân dân và nhân dân sử dụng quyền lực nhà nước thông qua Quốc hội và hội đồng nhân dân các cấp. Các cơ quan
nhà nước ở Việt Nam nhận quyền lực nhà nước từ nhân dân thông qua
con đường bầu cử.
Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước do nhân dân, nghĩa là Nhà nước Việt Nam là do giai cấp công nhân, giai cấp nông dân, đội ngũ trí thức và những người lao động khác tổ chức thành
cơ quan quyền lực chính trị, nói cách khác, nhân dân Việt Nam tổ chức thành nhà nước. Cụ thể là Quốc hội và hội đồng nhân dân ở Việt Nam là những cơ quan đại diện cho ý chí và nguyện vọng của nhân dân, do nhân dân bầu ra và chịu trách nhiệm trước nhân dân. Nhân dân không chỉ lập ra các cơ quan nhà nước mà cịn có thể trực tiếp làm việc trong các cơ quan đó để trực tiếp nắm giữ và thực hiện quyền lực nhà nước.
Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước vì
nhân dân, nghĩa là tất cả mọi chính sách, pháp luật, hoạt động của nhà
nước, mọi cố gắng của Nhà nước đều vì lợi ích của nhân dân, phục vụ
nhân dân Việt Nam. Các cơ quan nhà nước, cán bộ, viên chức nhà nước luôn lắng nghe ý kiến của nhân dân, hết lòng, hết sức tận tuỵ phục vụ nhân dân.
Ở nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, giai cấp công nhân
với đội tiên phong là Đảng Cộng sản Việt Nam, là giai cấp giữ vai trò
lãnh đạo. Nhà nước thực hiện sự chuyên chính với kẻ thù của nhân dân, nghiêm trị mọi hành động xâm phạm lợi ích của Tổ quốc và của nhân dân. Mọi âm mưu và hành động chống lại độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, chống lại sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, đều bị nghiêm trị theo pháp luật. Chế độ ta là chế độ dân chủ nhân dân, chúng ta mở rộng dân chủ đối với nhân dân, đồng thời phải chuyên chính với kẻ thù của nhân dân, có như vậy mới bảo vệ được tự do và dân chủ của nhân dân.
- Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thể hiện tính xã hội rộng lớn. Nhà nước Cộng hồ xã hội chủ nghĩa Việt Nam khơng chỉ
là tổ chức chính trị của nhân dân Việt Nam mà cịn là tổ chức kinh tế, văn hố, xã hội... đã và đang trực tiếp tổ chức và thống nhất quản lý nền kinh tế quốc dân, sự nghiệp văn hoá, hệ thống giáo dục quốc dân. Nhà nước đầu tư, phát triển và thống nhất quản lý sự nghiệp bảo vệ sức khoẻ của nhân dân, sự nghiệp thể dục, thể thao, du lịch... của đất nước nhằm làm cho dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh,
đáp ứng ngày càng nhiều hơn, tốt hơn những nhu cầu vật chất và tinh
thần của nhân dân. Trên thực tế, Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã và đang bảo đảm và không ngừng phát huy quyền làm chủ về mọi mặt của nhân dân, nghiêm trị mọi hành động xâm phạm lợi ích
của Tổ quốc và của nhân dân, xây dựng đất nước giàu mạnh, thực hiện công bằng xã hội, xố bỏ mọi sự áp bức, bóc lột và bất cơng, làm cho
mọi người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát
triển toàn diện.
- Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước dân chủ thực sự và rộng rãi, một công cụ thực hiện dân chủ xã hội chủ nghĩa
ở Việt Nam. Nhà nước Cộng hồ xã hội chủ nghĩa Việt Nam ln chủ
trương xây dựng một nhà nước cộng hoà dân chủ, bảo đảm và không
ngừng phát huy quyền làm chủ về mọi mặt của nhân dân, thực hiện mục
tiêu điều kiện tự do của mỗi người là điều kiện tự do cho tất cả mọi
người, làm cho mọi người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều
kiện phát triển tồn diện. Nhà nước đại diện quyền làm chủ của nhân
dân, mọi chính sách và pháp luật của Nhà nước đều có sự tham gia ý kiến của nhân dân, đều vì lợi ích của nhân dân. Nhà nước tạo mọi điều kiện để nhân dân tham gia quản lý nhà nước và xã hội, tham gia thảo luận các vấn đề chung của cả nước và địa phương, thực hiện dân chủ hóa trên các lĩnh vực quan trọng của đời sống xã hội như kinh tế, chính trị, tư tưởng.
Bộ máy nhà nước Việt Nam luôn được tổ chức và hoạt động theo các
nguyên tắc dân chủ, tơn trọng quyền bình đẳng và quyền tự quyết của các dân tộc, từng bước tiến tới nền dân chủ thực sự theo tinh thần: “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”.
- Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước thống nhất của các dân tộc cùng sinh sống trên đất nước Việt Nam. Nhà nước
Việt Nam là tổ chức quyền lực chính trị của nhân dân Việt Nam, một nhà nước thống nhất của các dân tộc cùng sinh sống trên đất nước Việt Nam,
biểu hiện tập trung của khối đại đồn kết, sự bình đẳng về mọi phương
diện của các dân tộc Việt Nam. Nhà nước Việt Nam đại diện cho ý chí và nguyện vọng của tất cả 54 dân tộc cùng sinh sống trên đất nước ta. Nhà
nước ln thực hiện chính sách bình đẳng, đoàn kết, tương trợ giữa các
dân tộc, nghiêm cấm mọi hành vi kỳ thị, chia rẽ dân tộc. Các dân tộc có quyền dùng tiếng nói, chữ viết, giữ gìn bản sắc dân tộc và phát huy
những phong tục, tập quán, truyền thống và văn hóa tốt đẹp của mình.
Nhà nước thực hiện chính sách cơng bằng trong phát triển, tạo điều kiện
phát triển về mọi mặt, từng bước nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào dân tộc ít người.
- Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Nhà nước Việt Nam ra đời, tồn tại
và phát triển với một xuất phát điểm thấp nên cho đến nay, mặc dù đã qua hơn một nửa thế kỷ xây dựng xã hội chủ nghĩa, Việt Nam vẫn đang trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội - thời kỳ vừa có chủ nghĩa xã hội vừa chưa có chủ nghĩa xã hội, thời kỳ cái cũ đang mất đi nhưng chưa mất hẳn, cái mới đã ra đời nhưng chưa hoàn chỉnh.
Kể từ khi ra đời cho đến nay Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa
Việt Nam đã và đang vượt qua rất nhiều thử thách, khó khăn để khơng
ngừng phát triển và hồn thiện. Tuy nhiên, thời kỳ tập trung bao cấp ở
Việt Nam được duy trì q lâu, hiện tượng chủ quan, nóng vội, duy ý chí
đã dẫn đến việc đề ra các chỉ tiêu quá cao so với khả năng thực tế của đất
nước, các chính sách chậm thay đổi nên sự phát triển đất nước bị kìm
hãm, nhiều tiềm năng bị mai một, khơng được phát huy. Vì vậy, vào cuối những năm tám mươi của thế kỷ hai mươi, Việt Nam đã tiến hành công
cuộc đổi mới toàn diện, căn bản những quan niệm về chủ nghĩa xã hội,
nhưng không thay đổi mục tiêu chủ nghĩa xã hội mà chỉ là làm cho mục tiêu đó được thực hiện có hiệu quả hơn bằng những quan niệm đúng đắn
về chủ nghĩa xã hội, bằng những hình thức, bước đi và biện pháp thích
hợp hơn để những lý tưởng cao đẹp của chủ nghĩa xã hội trở thành hiện thực trên đất nước Việt Nam. Có thể khẳng định rằng, cơng cuộc đổi mới
của Việt Nam là một trong những thí dụ thành cơng nhất về chuyển đổi
kinh tế trong lịch sử đương đại. Mặc dù vậy, những gì đạt được so với
tiềm năng và nhu cầu thì vẫn chưa được như mong muốn. Điều này đòi
hỏi Nhà nước Việt Nam phải khơng ngừng hồn thiện, phát triển để hồn thành sứ mệnh lịch sử của mình xây dựng chủ nghĩa xã hội, tiến tới chủ nghĩa cộng sản.
2. Khái niệm và đặc điểm của hệ thống chính trị xã hội chủ
nghĩa Việt Nam
Ở Việt Nam, dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân đã đập tan bộ
trị xã hội cũ, cùng với việc xây dựng một Nhà nước mới đã củng cố và
xây dựng hệ thống chính trị xã hội mới, phù hợp với tình hình và điều kiện của cách mạng.
Hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa Việt Nam là liên minh các thiết chế quyền lực chính trị - xã hội gắn bó chặt chẽ với nhau, dưới sự lãnh