Các chức năng đối nộ

Một phần của tài liệu Lý luận nhà nước và pháp luật: Hướng dẫn tự nghiên cứu - Phần 1 (Trang 121 - 126)

III. NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT TƯ SẢN

a) Các chức năng đối nộ

Trước hết, nhà nước xã hội chủ nghĩa có chức năng tổ chức và quản

lý kinh tế.

Đây là chức năng có tầm quan trọng đặc biệt của nhà nước xã hội

chủ nghĩa. Trong chủ nghĩa xã hội, nhà nước không những là tổ chức của quyền lực chính trị, mà cịn là chủ sở hữu của hầu hết các tư liệu sản xuất chủ yếu trong xã hội, nên nhà nước phải trực tiếp tổ chức và quản lý nền

kinh tế đất nước. Tổ chức và quản lý kinh tế là nhằm cải tạo và xóa bỏ

quan hệ sản xuất cũ, xác lập củng cố và phát triển quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa, tạo điều kiện cho sự phát triển mạnh mẽ của lực lượng sản xuất, tăng năng suất lao động, thỏa mãn nhu cầu của người lao động.

Thực hiện chức năng tổ chức và quản lý kinh tế, nhà nước phải chú ý tới các hoạt động cơ bản sau đây:

- Tiến hành cải tạo quan hệ sản xuất cũ, không ngừng xây dựng, phát triển và hoàn thiện quan hệ sản xuất mới. Xác định các thành phần kinh tế và cơ chế quản lý kinh tế phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất trong từng giai đoạn phát triển của đất nước.

- Có chính sách phù hợp để giải phóng và phát triển mạnh mẽ lực

lượng sản xuất xã hội, áp dụng có hiệu quả những thành tựu khoa học - kỹ thuật, công nghệ tiên tiến, hiện đại vào sản xuất.

- Thực hiện sự điều tiết vĩ mô đối với sự phát triển của nền kinh tế

phát triển nhanh và ổn định, không ngừng nâng cao năng suất lao động,

đáp ứng ngày một tốt hơn, đầy đủ hơn nhu cầu vật chất của nhà nước và

nhân dân.

Việc thực hiện chức năng tổ chức và quản lý kinh tế của nhà nước xã hội chủ nghĩa là rất khó khăn và phức tạp. Trong điều kiện hiện nay,

để thực hiện tốt chức năng này đòi hỏi nhà nước xã hội chủ nghĩa phải

tiến hành đồng bộ nhiều biện pháp khác nhau.

Nhà nước cần tiến hành xây dựng nền kinh tế thị trường, tổ chức, sắp xếp nền kinh tế quốc dân theo cơ cấu hợp lý, phù hợp với điều kiện thực tế, bảo đảm cho nền kinh tế phát triển nhanh và ổn định. Xây dựng

và củng cố quan hệ sản xuất, sử dụng đúng đắn các thành phần kinh tế,

hình thành hồn chỉnh, đồng bộ các yếu tố của kinh tế thị trường. Đổi

mới cơ chế quản lý kinh tế, sử dụng đúng đắn các quan hệ hàng hóa tiền tệ, sử dụng kết hợp nhiều phương pháp quản lý trong đó các phương

pháp kinh tế là chủ yếu. Phát huy mạnh mẽ khoa học kỹ thuật để đẩy

nhanh quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Mở rộng và nâng

cao hiệu quả kinh tế đối ngoại. Bảo đảm quyền tự chủ kinh doanh của

các đơn vị kinh tế, các chủ thể kinh doanh. Khơng ngừng hồn thiện hệ thống pháp luật, nhất là pháp luật về kinh tế. Tăng cường pháp chế và trật tự pháp luật trong các hoạt động sản xuất, kinh doanh. Chuẩn bị các điều kiện vật chất và thể chế cho sự hình thành và phát triển kinh tế tri thức trong tương lai.

Bên cạnh đó, nhà nước xã hội chủ nghĩa có chức năng giữ vững an

ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, trấn áp sự phản kháng của giai cấp bóc lột đã bị lật đổ và các lực lượng thù địch.

Giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội là điều kiện vô cùng cần thiết cho sự tồn tại và phát triển đúng hướng của đất nước. Các

giai cấp bóc lột mặc dù đã bị lật đổ, nhưng vẫn ln tìm mọi cách để

“phản kháng lại một cách lâu dài, dai dẳng và liều mạng”, nhằm chống phá cách mạng, khôi phục lại chế độ cũ, đặc biệt là trong thời kỳ đầu của cách mạng xã hội chủ nghĩa. Mặt khác, các thế lực đế quốc và phản động quốc tế ln tìm mọi cách để tấn công và làm suy yếu chủ nghĩa xã hội, nuôi dưỡng và khuyến khích bọn phản cách mạng tiến hành các âm mưu

phá hoại và bạo loạn gây rối an ninh chính trị, trật tự an tồn xã hội, cản trở cơng cuộc xây dựng đất nước. Vì vậy, nhà nước xã hội chủ nghĩa phải sẵn sàng trấn áp mọi sự phản kháng của các giai cấp bóc lột và mọi âm mưu phá hoại của bọn phản cách mạng để giữ vững chính quyền, bảo vệ thành quả cách mạng, giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội, tạo điều kiện hịa bình, ổn định cho cơng cuộc xây dựng và phát triển đất nước, bởi lẽ cách mạng sẽ không thắng lợi nếu nó khơng được bảo vệ.

Việc thực hiện chức năng này phải được tiến hành một cách kiên

quyết, không khoan nhượng trên nhiều mặt khác nhau, như: bạo lực quân sự, chính trị, kinh tế, tư tưởng và các mặt khác, khi thấy cần thiết.

Để thực hiện chức năng này, nhà nước phải không ngừng tăng

cường sức mạnh về mọi mặt, phải sử dụng sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị - xã hội. Hoạt động trấn áp sẽ được thu hẹp dần và chỉ khi thật cần thiết với những biện pháp mang tính nhân đạo xã hội chủ nghĩa.

Đồng thời, nhà nước xã hội chủ nghĩa có chức năng tổ chức và

quản lý văn hóa, giáo dục, khoa học và công nghệ.

Khi tiến hành cách mạng, nhân dân lao động phải vừa cải tạo vừa

xây dựng mọi mặt của đời sống xã hội từ cơ sở hạ tầng đến kiến trúc

thượng tầng, từ đời sống vật chất đến đời sống tinh thần, tạo điều kiện

cho sự phát triển toàn diện của con người dưới chủ nghĩa xã hội. Do đó, chức năng tổ chức và quản lý văn hóa, giáo dục, khoa học và cơng nghệ có vai trị quan trọng trong việc nâng cao đời sống văn hóa và tinh thần của nhân dân, xây dựng nền văn hóa mới, lối sống mới và con người mới; bồi dưỡng nhân lực, nâng cao dân trí, đào tạo nhân tài phục vụ cho sự nghiệp xây dựng đất nước; khuyến khích sự phát triển của khoa học, cơng nghệ, quản lý và sử dụng có hiệu quả những thành tựu khoa học - kỹ thuật phục vụ phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, thỏa mãn những nhu cầu về vật chất và tinh thần của nhân dân.

Nhà nước xã hội chủ nghĩa là chủ sở hữu hầu hết các tư liệu sản xuất cơ bản, các cơ sở văn hóa, giáo dục, khoa học - kỹ thuật, các phương tiện thông tin, tun truyền. Vì vậy, nhà nước khơng những phải thực hiện chức năng tổ chức và quản lý văn hóa, giáo dục và khoa học, mà cịn có đủ điều kiện vật chất để thực hiện tốt chức năng đó.

- Về văn hóa: Nhiệm vụ trung tâm đặt ra là xây dựng nền văn hóa

mới, lối sống, con người mới, thiết lập trật tự kỷ cương trong mọi hoạt động văn hóa, đấu tranh chống những tư tưởng, văn hóa lạc hậu và thù địch.

Để thực hiện tốt nhiệm vụ đó, phải giải quyết những vấn đề cơ bản

sau:

+ Chọn lọc, giữ gìn và nâng cao tinh hoa văn hóa của cộng đồng

các dân tộc và từng dân tộc, đồng thời tiếp thu những giá trị văn hóa,

khoa học của nhân loại để xây dựng nền văn hóa hiện đại mang bản sắc dân tộc.

+ Dùng nhiều hình thức và phương tiện, trong đó chú trọng vai trị của pháp luật để giáo dục, nâng cao trình độ văn hóa của nhân dân, trau dồi đạo đức, bồi dưỡng tình cảm, tâm hồn và thẩm mỹ, nâng cao trình độ hiểu biết và hưởng thụ văn hóa, nghệ thuật của nhân dân; ngăn chặn các văn hóa phẩm và hoạt động văn hóa độc hại. Hình thành nếp sống và làm

việc theo pháp luật, tôn trọng đạo đức, bảo vệ nhân phẩm con người,

chống những tư tưởng lạc hậu, lối sống thấp hèn, suy đồi đạo đức.

+ Khuyến khích tự do sáng tạo các giá trị văn hóa, vun đắp tài năng. Giữ gìn và nâng cao các giá trị văn hóa truyền thống, tơn tạo và bảo vệ các di tích văn hóa, lịch sử. Có những đầu tư thỏa đáng và có cơ

chế quản lý bằng pháp luật đối với các hoạt động văn hóa, nghệ thuật,

tránh khuynh hướng hành chính hóa, cũng như thương mại hóa đơn thuần trong lĩnh vực này.

+ Tăng cường, hiện đại hóa và nâng cao chất lượng thông tin đại

chúng để thỏa mãn nhu cầu về thông tin và nâng cao sự hiểu biết của

nhân dân.

- Về giáo dục và đào tạo: Giáo dục - đào tạo là quốc sách hàng đầu

của mỗi quốc gia. Để thực hiện được điều đó, nhà nước phải có chính

sách phù hợp về giáo dục và đào tạo để tạo ra nguồn nhân lực dồi dào,

nâng cao dân trí và đào tạo nhân tài; phải xây dựng được đội ngũ trí thức mạnh, những nhà kinh doanh, quản lý giỏi, đội ngũ chuyên gia công nghệ và công nhân lành nghề cho trước mắt và lâu dài. Trong giáo dục - đào tạo, cần coi trọng chất lượng và hiệu quả, mở rộng quy mơ, đa dạng hố các loại hình đào tạo, gắn đào tạo với nhu cầu, đòi hỏi của xã hội.

- Về khoa học và công nghệ: Khoa học và cơng nghệ đóng vai trị

then chốt trong tồn bộ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc và là động lực đưa đất nước thoát ra khỏi nghèo nàn, lạc hậu, vươn tới trình độ tiên tiến của thế giới. Tương lai không thuộc về dân tộc có nhiều tài nguyên mà thuộc về những dân tộc có trí tuệ. Con người trong lực lượng sản xuất hiện đại khơng chỉ cần thể lực, thói quen, kinh nghiệm mà phải có trí tuệ, có kiến thức khoa học, có khả năng sáng tạo. Vì vậy, nhà nước cần quan tâm, có chính sách đúng đắn và quản lý có hiệu quả bảo đảm cho sự phát triển mạnh mẽ của khoa học và công nghệ.

Khoa học công nghệ phải phục vụ sản xuất, phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ quốc phòng - an ninh của đất nước. Nhà nước phải có những chính sách phù hợp để phát triển, quản lý cả khoa học xã hội, khoa học tự

nhiên và công nghệ. Gắn khoa học - công nghệ với đào tạo, gắn nghiên

cứu khoa học với thực tiễn, đầu tư về cơ sở vật chất, kỹ thuật, trong đó cần chú trọng tới chính sách ưu đãi nhân tài, bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, tạo lập thị trường cho các hoạt động khoa học và công nghệ, mở rộng và nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế về khoa học và công nghệ.

Mặt khác, nhà nước xã hội chủ nghĩa cịn có chức năng bảo vệ trật

tự pháp luật, bảo vệ các quyền và lợi ích cơ bản của cơng dân.

Mục đích của chức năng này là nhằm bảo đảm cho pháp luật được

thi hành một cách nghiêm chỉnh và thống nhất, thiết lập, củng cố và điều

chỉnh hệ thống các quan hệ xã hội phát triển đúng hướng, phục vụ cho

công cuộc xây dựng, phát triển đất nước và bảo vệ lợi ích của nhân dân. Bảo vệ trật tự pháp luật không tách rời việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cơng dân. Nhà nước khơng những phải ghi nhận ngày càng

nhiều các quyền, tự do và lợi ích của cơng dân, mà cịn tạo những điều

kiện vật chất, xã hội thuận lợi để cơng dân có thể sử dụng các quyền, tự do và hưởng những lợi ích đó. Muốn thực hiện tốt chức năng này, nhà nước cần phải có những biện pháp đồng bộ về xây dựng pháp luật, tổ chức thực hiện pháp luật, xử lý nghiêm minh những hành vi vi phạm pháp luật. Đồng thời phải giáo dục để nâng cao ý thức pháp luật của nhân dân, u cầu cơng dân thực hiện đầy đủ, chính xác những nghĩa vụ pháp lý của mình trước nhà nước và xã hội.

Một phần của tài liệu Lý luận nhà nước và pháp luật: Hướng dẫn tự nghiên cứu - Phần 1 (Trang 121 - 126)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(196 trang)