Phân loại các cơ quan nhà nước

Một phần của tài liệu Lý luận nhà nước và pháp luật: Hướng dẫn tự nghiên cứu - Phần 1 (Trang 42 - 43)

I. BẢN CHẤT, CHỨC NĂNG, BỘ MÁY, KIỂU, HÌNH THỨC NHÀ NƯỚC, CÁC MỐI QUAN HỆ CỦA NHÀ NƯỚC

c) Phân loại các cơ quan nhà nước

Phân loại các cơ quan nhà nước là dựa vào những tiêu chí nhất định

để chia hệ thống cơ quan nhà nước thành nhiều nhóm khác nhau. Các cơ

phân biệt được với các cơ quan nhà nước ở những nhóm khác. Do đó,

việc phân loại các cơ quan nhà nước có vai trị quan trọng trong nhận thức, đặc biệt là trong việc nghiên cứu để cải cách bộ máy, nâng cao hoạt

động của bộ máy nhà nước. Có nhiều cách phân loại các cơ quan trong

bộ máy nhà nước, điển hình là những cách phân chia sau đây:

Căn cứ vào chức năng, các cơ quan nhà nước được chia thành cơ

quan lập pháp, cơ quan hành pháp và cơ quan tư pháp.

Căn cứ vào trình tự thành lập, các cơ quan nhà nước được chia

thành các cơ quan do dân trực tiếp bầu ra và các cơ quan không do dân trực tiếp bầu ra.

Căn cứ vào tính chất thẩm quyền, các cơ quan nhà nước có thể chia

thành các cơ quan có thẩm quyền chung và các cơ quan có thẩm quyền chun mơn. Trong giới hạn thẩm quyền, các cơ quan thuộc loại thứ nhất

có quyền xem xét và quyết định những vấn đề phát sinh trong mọi lĩnh

vực của đời sống xã hội, để bảo đảm lợi ích xã hội; các cơ quan thuộc

loại thứ hai chỉ được xem xét và quyết định những vấn đề trong một

phạm vi nhất định của đời sống xã hội.

Căn cứ vào cấp độ thẩm quyền theo lãnh thổ, các cơ quan nhà nước

được chia thành những cơ quan nhà nước ở trung ương và các cơ quan

nhà nước ở địa phương. Các cơ quan trung ương có thẩm quyền trong

phạm vi tồn quốc. Các cơ quan địa phương chỉ có thẩm quyền trong giới hạn lãnh thổ địa phương mình.

Căn cứ vào thời hạn thực quyền, các cơ quan nhà nước được chia

thành các cơ quan hoạt động thường xuyên và các cơ quan lâm thời.

Căn cứ vào tính chất, chức năng, trình tự thành lập, các cơ quan nhà nước được chia thành các cơ quan quyền lực nhà nước; nguyên thủ quốc gia; các cơ quan quản lý nhà nước; các cơ quan xét xử; các cơ quan kiểm sát.

Một phần của tài liệu Lý luận nhà nước và pháp luật: Hướng dẫn tự nghiên cứu - Phần 1 (Trang 42 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(196 trang)