II. PHÁP LUẬT VIỆT NAM XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
a) Không ngừng hoàn thiện hệ thống pháp luật
Sự thay đổi trong nhận thức về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội của Việt Nam sẽ tạo ra sự phù hợp hơn của pháp luật với các điều kiện kinh tế, chính trị - xã hội trong và ngồi nước, để
khắc phục những hạn chế, kém phát triển, tạo ra sự ổn định, phát triển
nhanh và bền vững của đất nước.
Sự đổi mới các quy định pháp luật phải phù hợp với sự đổi mới
kinh tế, chính trị - xã hội của đất nước. Hình thành và hồn thiện những
nhận thức lý luận mới về chủ nghĩa xã hội nói chung, về chủ nghĩa xã hội
ở Việt Nam nói riêng. Chủ nghĩa xã hội hiện nay phải được xây dựng
trên cơ sở nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, nền dân chủ xã hội chủ nghĩa và phải đặt
dưới sự lãnh đạo thống nhất của Đảng Cộng sản. Trên cơ sở những nhận thức lý luận mới về chủ nghĩa xã hội nói chung, về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam nói riêng, cần hình thành những quan điểm mới
phù hợp với tình hình thực tiễn, để thúc đẩy quá trình xây dựng, thực
hiện và bảo vệ pháp luật ở nước ta.
b) Củng cố và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã
hội chủ nghĩa
Với tư cách là công cụ chủ yếu để Nhà nước quản lý kinh tế, cần
nhanh chóng xây dựng và hồn thiện các quy định pháp luật để ghi nhận những yêu cầu khách quan của việc phát triển nền kinh tế thị trường, tạo
lập hành lang pháp lý cho các hoạt động kinh tế đất nước, đồng thời tạo
điều kiện cho sự hình thành và phát triển các yếu tố đồng bộ của nền kinh
tế thị trường, các loại thị trường và thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, phù hợp với đặc điểm của đất nước. Thực hiện việc giải phóng và phát triển mạnh mẽ lực lượng sản xuất, phát huy mọi tiềm năng và nguồn lực để tăng trưởng kinh tế. Mở rộng kinh tế đối ngoại, tích cực hội nhập kinh tế quốc tế, nâng cao tính hiệu quả và tính bền vững của sự phát triển, nhanh chóng nâng cao đời sống vật chất, văn hoá và tinh thần cho nhân dân. Xây dựng cơ chế thực thi pháp luật hiệu quả trong các
hoạt động kinh tế, có những giải pháp để bảo đảm vững chắc kỷ cương,
trật tự trong hoạt động kinh tế của các tổ chức và cá nhân, xử lý nghiêm minh các hiện tượng tiêu cực trong hoạt động kinh tế.