II. NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT PHONG KIẾN
b) Đặc điểm của pháp luật phong kiến
Pháp luật phong kiến có những đặc điểm sau đây.
Thứ nhất, pháp luật phong kiến có tính chất đẳng cấp và đặc quyền.
Pháp luật ghi nhận và bảo vệ chế độ đẳng cấp phong kiến, quy định cho mỗi đẳng cấp, mỗi thứ bậc có địa vị pháp lý khác nhau. Pháp luật công khai tuyên bố cho mỗi đẳng cấp, tầng lớp có những đặc quyền riêng phụ thuộc vào chức tước, danh vị, xuất thân, giới tính, thứ bậc, tơn giáo mà họ theo. Trong xã hội phong kiến, vua có tồn quyền, cho ai sống người
đó được sống, ban cho ai chết người đó “được chết”. Các chúa đất, địa
chủ, tăng lữ có rất nhiều quyền trên phạm vi cai quản của mình. Có thể nói, “một mình tên địa chủ vừa là nhà làm luật, vừa là quan toà, vừa là
(1) V.I.Lênin, Sđd, tr. 89.
người thi hành bản án, là vị chúa tể có tồn quyền ở trang ấp của
mình”(1). Tầng lớp thị dân và những người khác có một số quyền, cịn
nơng dân thì hầu như khơng có quyền gì đáng kể. Pháp luật phong kiến bảo vệ tính mạng, sức khoẻ, danh dự, tài sản của những người thuộc các
đẳng cấp, tầng lớp trên một cách chặt chẽ hơn, tốt hơn, đồng thời cũng ưu ái hơn trong việc trừng phạt khi họ vi phạm pháp luật. Chẳng hạn,
pháp luật quy định sự trừng phạt khơng chỉ căn cứ vào tính chất và mức
độ nguy hiểm của hành vi mà còn căn cứ vào đẳng cấp, thứ bậc của
người vi phạm hoặc của người bị hại trong xã hội. Pháp luật phong kiến quy định cùng một hành vi vi phạm pháp luật, nhưng nếu người vi phạm có địa vị cao thì hình phạt rất thấp, thậm chí có thể dùng tiền để chuộc kể cả tội giết người và tội cố ý gây thương tích. Người thân của những
người có chức vụ, quyền hạn mà phạm tội cũng được giảm hình phạt
theo quan phẩm của chồng hay cha, ơng họ. Pháp luật cịn quy định, người thuộc đẳng cấp cao mà xâm hại tới người thuộc đẳng cấp thấp thì
phạt nhẹ, ngược lại người thuộc đẳng cấp thấp mà xâm hại người thuộc
đẳng cấp cao thì bị phạt nặng hơn.
Thứ hai, pháp luật phong kiến có tính chất tuỳ tiện. Pháp luật phong kiến hợp pháp hoá sự chuyên quyền, tùy tiện sử dụng bạo lực của
địa chủ, phong kiến, bất kỳ một biện pháp nào địa chủ, phong kiến cũng
có thể áp dụng với nơng dân, tùy theo sở thích của chúng. Pháp luật cho
phép địa chủ tự mình xét xử nơng dân, tra tấn khi hỏi cung, điều tra.
Pháp luật cịn cấm nơng dân rời bỏ ruộng đất của địa chủ để đi nơi khác. Về sự tùy tiện trong pháp luật phong kiến, có thể minh chứng bằng Điều 351 Hoàng Việt luật lệ về tội “bất ưng vi”: “Phàm những việc không nên làm mà làm thì phải phạt 40 roi, nếu việc quan trọng thì phạt 80 trượng”. Pháp luật cho phép sử dụng bạo lực (đấu súng hay đấu kiếm...) để giải quyết tranh chấp, mâu thuẫn, thừa nhận chân lý thuộc về kẻ mạnh. Tịa án phong kiến có thể xét xử bất kỳ một vụ kiện nào từ công việc của
nhà nước đến công việc thuộc về đạo đức, tín ngưỡng... Các quyết định
của tồ án, sau khi đã tuyên án (nhiều khi chỉ bằng miệng) sẽ được thực hiện ngay.
Thứ ba, pháp luật phong kiến có tính chất hà khắc, dã man. Trong
pháp luật phong kiến, thường khơng có sự phân biệt về các loại vụ việc dân sự, hành chính hay hình sự, mà hầu hết các quan hệ xã hội thường bị hình sự hố, nên pháp luật chủ yếu là hình luật. Những vi phạm trong lĩnh vực dân sự hoặc hành chính... đều bị coi là tội phạm và bị trừng phạt nghiêm khắc. Mục đích trừng phạt trong pháp luật phong kiến chủ yếu là gây đau đớn về thể xác và tinh thần cho con người, làm nhục, hạ thấp
danh dự, nhân phẩm của con người. Do đó, trong pháp luật, các biện
pháp như chặt đầu, treo cổ, chôn sống, thiêu sống, ném vạc dầu, cho thú
dữ ăn thịt, chặt chân tay, thích chữ vào mặt... được quy định rộng rãi. Pháp luật phong kiến cịn cho phép áp dụng trách nhiệm hình sự
liên đới, quy định những người có quan hệ nhất định đối với phạm nhân
cũng phải chịu trách nhiệm như phạm nhân mặc dù họ khơng liên quan gì tới việc thực hiện tội phạm. Chế độ trách nhiệm hình sự liên đới thường
được áp dụng đối với những người có cùng huyết thống, dịng tộc hoặc
có quan hệ hôn nhân với người phạm tội. Chế độ này cũng được áp dụng
đối với những người có quan hệ làng xóm, đồng cư hay cùng nơi làm
việc với người phạm tội. Những hình phạt tàn khốc như giết cả một cộng
đồng (dòng tộc, làng, xã...) đôi khi cũng được áp dụng.
Thứ tư, pháp luật phong kiến có tính chất tơn giáo và đạo đức
phong kiến. Do sự liên kết chặt chẽ giữa nhà nước và các tổ chức tôn giáo trong xã hội phong kiến, nên tổ chức tôn giáo trong nhiều trường hợp đã can thiệp vào công việc nhà nước và ngược lại, nhà nước cũng
can thiệp quá sâu vào các công việc tôn giáo. Điều này đã dẫn đến việc
nhà nước ghi nhận nhiều quy định của lễ giáo, đạo đức phong kiến thành những quy định của pháp luật, một sự can thiệp không cần thiết của pháp luật vào đời sống xã hội. Chẳng hạn, tất cả những hành vi trái với phong
tục tập quán, lễ giáo và đạo đức phong kiến đều bị pháp luật trừng trị.
Nhiều nhà nước còn tuyên bố một tơn giáo nào đó là quốc giáo và buộc mọi người phải theo. Ở một số nước, vua đồng thời là giáo chủ thực hiện quản lý đất nước bằng những quy định của kinh thánh.
Thứ năm, pháp luật phong kiến có tính chất cát cứ, tản mạn. Sự
phức tạp của xã hội phong kiến dẫn đến tình trạng cát cứ, cục bộ trong
Mỗi địa phương, mỗi vùng lãnh thổ ln có xu hướng khép kín trong
hoạt động sản xuất và các hoạt động xã hội khác. Điều này làm cho pháp luật phong kiến thường cát cứ, tản mạn, thiếu sự thống nhất trong phạm vi cả nước. Ngoài một số quy định pháp luật chung do chính quyền trung
ương ban hành thì mỗi địa phương đều có thể tuỳ tiện đặt ra những quy định pháp luật riêng cho mình, thậm chí mỗi cộng đồng dân cư cũng tự đặt cho mình hàng loạt quy định dưới dạng “lệ làng”... Cùng một quy định pháp luật của trung ương nhưng mỗi địa phương vẫn có thể áp dụng
theo những cách khác nhau.