III. NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT TƯ SẢN
1. Sự ra đời và bản chất của nhà nước xã hội chủ nghĩa
Nhân dân lao động muốn thoát khỏi sự áp bức, bóc lột, bất cơng để xây dựng một xã hội cơng bằng, dân chủ, trong đó những giá trị chân
chính của con người được tơn trọng, mọi người đều có điều kiện tự do
phát triển tất cả năng lực của mình, thì phải tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa, xây dựng một nhà nước kiểu mới - nhà nước xã hội chủ nghĩa. Sự ra đời của nhà nước xã hội chủ nghĩa là tất yếu khách quan. Điều này chỉ xảy ra khi có cách mạng xã hội chủ nghĩa; sự lãnh đạo của giai cấp cơng nhân với chính đảng của nó; sự liên minh giữa giai cấp công nhân
với những người lao động khác; lực lượng cách mạng đập tan được bộ
máy nhà nước của giai cấp bóc lột và sáng tạo ra hình thức tổ chức nhà nước kiểu mới...
Khi tiến hành cách mạng, nhân dân phải sử dụng bạo lực cách mạng (sức mạnh tổng hợp của quần chúng cách mạng chống lại bạo lực của giai cấp bóc lột) để lật đổ chính quyền của giai cấp bóc lột, thiết lập chính quyền của giai cấp vô sản.
Sự tồn tại và phát triển của nhà nước trong xã hội xã hội chủ nghĩa là tất yếu khách quan bởi trong xã hội xã hội chủ nghĩa vẫn tồn tại giai
cấp, lực lượng sản xuất chưa phát triển đến mức có thể làm mất đi sự
khác nhau về địa vị của mọi người, chưa xoá bỏ được tàn dư của xã hội
cũ trong kinh tế - xã hội và trong nhận thức của con người, vấn đề dân
tộc còn tiếp tục phải giải quyết, các yếu tố và điều kiện quốc tế dẫn đến
nguy cơ bị xâm hại vẫn cịn.
Tóm lại, sự ra đời, tồn tại của nhà nước xã hội chủ nghĩa là xuất
phát từ đòi hỏi của cuộc đấu tranh chính trị - giai cấp của nhân dân lao
động, từ nhu cầu tổ chức, quản lý và xây dựng một xã hội mới về mọi
Cơ sở kinh tế của nhà nước xã hội chủ nghĩa là quan hệ sản xuất
mới được thiết lập và củng cố dựa trên cơ sở của chế độ cơng hữu về tư
liệu sản xuất - đó là kiểu quan hệ sản xuất thể hiện sự hợp tác, tương trợ giúp đỡ lẫn nhau giữa những người lao động.
Cơ sở xã hội của nhà nước xã hội chủ nghĩa là giai cấp cơng nhân,
nơng dân, trí thức và những người lao động khác, có lợi ích và địa vị xã hội tương đối thống nhất (các giai cấp bóc lột đã bị xố bỏ).
Chính cơ sở kinh tế - xã hội đó đã làm cho mục đích ra đời, tồn tại và bản chất của nhà nước xã hội chủ nghĩa khác hẳn so với các nhà nước
trước đây. Nếu các nhà nước chủ nô, phong kiến, tư sản đều ra đời, tồn
tại nhằm bảo vệ quan hệ sản xuất dựa trên chế độ chiếm hữu tư nhân về tư liệu sản xuất, từ đó duy trì bảo vệ sự thống trị, áp bức, bóc lột của các giai cấp bóc lột là một thiểu số dân cư đối với người lao động là số đơng trong xã hội, thì nhà nước xã hội chủ nghĩa tìm cách xố bỏ dần chế độ
tư hữu, thiết lập chế độ công hữu về tư liệu sản xuất để tiến tới xoá bỏ
mọi sự áp bức, bóc lột trong xã hội. Nhà nước xã hội chủ nghĩa là nhà nước của số đông trong xã hội, tồn tại và hoạt động được sự ủng hộ, giúp
đỡ của cả xã hội.
- Tính xã hội của nhà nước xã hội chủ nghĩa. Cải tạo xã hội cũ, xây
dựng thành công xã hội mới tốt đẹp hơn là nội dung, mục đích cuối cùng của nhà nước xã hội chủ nghĩa. V.I.Lênin đã khẳng định: “Chun chính
vơ sản khơng phải chỉ là bạo lực đối với bọn bóc lột và cũng khơng phải chủ yếu là bạo lực. Cơ sở kinh tế của bạo lực cách mạng đó, cái bảo đảm sức sống và thắng lợi của nó là giai cấp vơ sản đưa ra và thực hiện được kiểu tổ chức lao động cao hơn so với chủ nghĩa tư bản; đấy là thực chất của vấn đề. Đấy là nguồn sức mạnh, là điều bảo đảm cho thắng lợi hoàn toàn và tất nhiên của chủ nghĩa cộng sản”(1). Bởi phân tích đến cùng, thì
năng suất lao động là cái quan trọng nhất, căn bản nhất cho sự thắng lợi của trật tự xã hội mới. Do đó, nhà nước xã hội chủ nghĩa phải là chủ thể trực tiếp tổ chức và quản lý hầu hết các mặt quan trọng của đời sống xã hội, trong đó quan trọng nhất là tổ chức và quản lý kinh tế. Đó là một sự
nghiệp vĩ đại nhưng đồng thời cũng là cơng việc cực kỳ khó khăn và
phức tạp, đòi hỏi nhà nước phải có đầy đủ sức mạnh để trấn áp kẻ thù và
những phần tử chống đối cách mạng, đồng thời phải có đủ năng lực để
quản lý và xây dựng xã hội mới, vì lợi ích của nhân dân.
- Tính giai cấp của nhà nước xã hội chủ nghĩa. Nhà nước xã hội
chủ nghĩa là một bộ máy chính trị - hành chính, cơng cụ trực tiếp thực hiện quyền lực chính trị của nhân dân, đấu tranh nhằm giải phóng tất cả những người lao động khỏi áp bức, bóc lột. Do vậy, chun chính vơ sản
là nền chuyên chính kiểu mới, sự chun chính của số đơng (những
người lao động), chống lại số ít các lực lượng thù địch của nhân dân. Do tính chất gay gắt của cuộc đấu tranh giai cấp, việc củng cố và tăng cường sức mạnh của nhà nước xã hội chủ nghĩa là vấn đề quan trọng không thể coi nhẹ, đặc biệt là trong giai đoạn sau khi cách mạng thành công và thời
kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội. Tuy nhiên, sự trấn áp của nhà nước
được sử dụng rất hạn chế và chỉ khi thật cần thiết, với những hình thức
và biện pháp mang tính nhân đạo xã hội chủ nghĩa.
Dân chủ xã hội chủ nghĩa là thuộc tính của nhà nước xã hội chủ nghĩa. Chun chính vơ sản là nền dân chủ kiểu mới, dân chủ cho số
đông (nhân dân lao động). Chỉ trong chủ nghĩa xã hội mới có cơ sở để
bảo đảm cho nền dân chủ thực sự được phát triển và nhà nước xã hội
chủ nghĩa chính là cơng cụ để thực hiện nền dân chủ đó. Trong chủ
nghĩa xã hội, nhân dân lao động, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản,
đã sáng lập ra nhà nước, nên mọi hoạt động của nhà nước đều nhằm
phục vụ lợi ích của nhân dân lao động. Với ý nghĩa đó, nhà nước xã hội chủ nghĩa chính là nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân và chế độ dân chủ xã hội chủ nghĩa là thuộc tính gắn liền với bản chất của nhà nước xã hội chủ nghĩa.
Nhà nước xã hội chủ nghĩa ln có vai trị tích cực, sáng tạo, là công cụ để xây dựng một xã hội công bằng, dân chủ và văn minh. Khác
với các giai cấp trước kia, giai cấp vô sản sau khi trở thành giai cấp thống trị, nắm trong tay quyền lực nhà nước, khơng có mục đích dùng nhà nước
để duy trì mãi địa vị thống trị của mình, mà là để cải tạo xã hội cũ, xây
dựng xã hội mới, xóa bỏ mọi sự áp bức bóc lột và mọi sự thống trị giai cấp. Vì vậy, trong quá trình tổ chức và thực thi quyền lực, giai cấp vô sản thực hiện sự liên minh với mọi lực lượng lao động của xã hội để thiết lập
những nguyên tắc và cơ chế vận hành quyền lực nhà nước dựa trên cơ sở quyền lực nhân dân, không ngừng mở rộng dân chủ và phát huy vai trò làm chủ của nhân dân.
Xuất phát từ mục đích và cách tổ chức quyền lực như vậy, quá trình tồn tại và phát triển của nhà nước xã hội chủ nghĩa luôn phù hợp với các quy luật vận động khách quan của xã hội và vì vậy, nhà nước ln giữ
vai trị chủ động sáng tạo, là công cụ để thúc đẩy sự phát triển xã hội.
Nhà nước xã hội chủ nghĩa càng phát triển cao thì tính chất xã hội của nó càng mở rộng.