I. BẢN CHẤT, CHỨC NĂNG, BỘ MÁY, KIỂU, HÌNH THỨC NHÀ NƯỚC, CÁC MỐI QUAN HỆ CỦA NHÀ NƯỚC
b) Khái niệm bộ máy nhà nước
Bộ máy nhà nước là hệ thống các cơ quan nhà nước từ trung ương xuống cơ sở, được tổ chức theo những nguyên tắc chung thống nhất, tạo
thành một cơ chế đồng bộ để thực hiện các chức năng và nhiệm vụ của
nhà nước.
Muốn tổ chức và hoạt động có hiệu quả, bộ máy phải được tổ chức
và hoạt động theo những nguyên tắc nhất định, mà không thể tuỳ tiện.
Mỗi bộ máy, mỗi cơ quan nhà nước có những nguyên tắc tổ chức và hoạt
động khác nhau, xuất phát từ bản chất của nhà nước, vị trí, tính chất của
cơ quan nhà nước, hoàn cảnh lịch sử cụ thể và các yếu tố như truyền thống dân tộc, điều kiện tự nhiên và xã hội... của mỗi nước trong từng
thời kỳ cụ thể. Khi nhu cầu khách quan của xã hội và những điều kiện
chính trị, kinh tế - xã hội thay đổi thì bộ máy nhà nước cũng có những
Bộ máy nhà nước hình thành từ sơ khai đến hồn thiện, từ ít nhân viên tới nhiều nhân viên, từ ít cơ quan đến nhiều cơ quan, các nguyên tắc
tổ chức và hoạt động ngày càng hoàn thiện, khoa học, dân chủ và hiệu
quả. Sự phát triển các cơ quan nhà nước phụ thuộc vào sự phát triển các chức năng, nhiệm vụ của nhà nước.
Tính chun mơn hố ngày càng cao địi hỏi sự chia, tách của các cơ quan nhà nước ngày càng lớn, do đó sự phối hợp giữa chúng ngày càng phức tạp và quan trọng hơn. Trong nhiều trường hợp, một cơ quan nhà nước không thể tự mình giải quyết trọn vẹn một cơng việc nào đó của nhà nước (chẳng hạn, tồ án khơng thể xét xử được nếu thiếu sự phối hợp hoạt động của cơ quan điều tra, giám định...).
Việc tổ chức và quản lý đối với cán bộ, công chức trong bộ máy
ngày càng chặt chẽ và khoa học hơn, dẫn đến năng suất lao động trong
hoạt động quản lý ngày càng cao hơn, đặc biệt là khi các thành tựu khoa học, công nghệ ngày càng được ứng dụng rộng rãi hơn. Tất cả những điều
đó càng làm cho bộ máy nhà nước hoạt động ngày càng có hiệu quả cao
hơn, có khả năng giải quyết được nhiều công việc to lớn hơn.
Bộ máy nhà nước là hệ thống các cơ quan từ trung ương xuống địa phương, bao gồm nhiều loại cơ quan, như: Cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp… Toàn bộ hoạt động của bộ máy nhằm thực hiện các chức năng của nhà nước, phục vụ cho lợi ích của xã hội và của giai cấp thống trị. Bộ máy nhà nước bao gồm nhiều cơ quan, mỗi cơ quan cũng có những chức năng, nhiệm vụ riêng phù hợp với phạm vi quyền hạn được giao.
Các nhà nước hiện nay đều mong muốn có được một bộ máy đơn
giản, ít tốn kém, nhưng hoạt động có hiệu quả cao để thực thi những
chức năng nhiệm vụ đặt ra trước nhà nước. Muốn vậy, các nhà nước phải
thường xuyên nghiên cứu để giảm biên chế; nâng cao năng lực chuyên
môn của đội ngũ cán bộ, công chức; đổi mới các nguyên tắc tổ chức và
hoạt động sao cho phù hợp; giảm bớt các thủ tục không cần thiết; ứng
dụng nhiều hơn khoa học, công nghệ vào lĩnh vực hoạt động nhà nước.